Chiều 8/12, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM cho biết, đề xuất được gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố khi đơn vị góp ý điều chỉnh Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết 93 về chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Việc này nhằm đảm bảo người lao động có lương hưu, ജgiảm bớt khó khăn khi không còn sức khỏe làm việc.
Cụ thể, Bảo hiểm xã hội TP HCM kiến nghị nhà nước kéo dài thời gian quy định để lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu muốn rút, người lao động phải có thời gian nghỉ việc, không tham gia bảo hiểm xã hội từ 2 đến 3 năm (tùy trường hợp), so với hiện tại chỉ cần một năm. Điều này để lao động tìm việc làm mới hoܫặc có phương án tài chính thay thế, không trông vào tiền bảo hiểm.
Theo ông Mến, kể từ khi Luật Bảo hiểm xã hội hiệu lực, xu hướng nhận trợ cấp một lần ở thành phố tăng nhanh. Cụ thể, năm 2015, gần 75.000 người nhận; năm 2018 hơn 96.600 trường hợp; năm 2020 hơn 111.700 người và 11 tháng đầu năm 2021, hơn 95.000 người nhận trợ cấp một lần với số tiền hơn 6.000 tỷ 🌄đồng. Độ tuổi rời lưới an sinh ở TP HCM ngày càng trẻ. Năm 2015, tuổi đ🔯ời trung bình là 39,9 thì đến năm 2018 còn 38, năm 2019 còn 36,8 và năm 2020 là 35,4.
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định trường hợp hưởng trợ cấp một lần: Người lao động đủ tuổi hưởng 💯lương hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội 20 năm; ra nước ngoài định cư; mắc bệnh hiểm nghèo; quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ; thôi việc không đủ điều kiệ⛎n hưởng lương hưu... Người lao động khi nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ không được hưởng lương hưu; khi muốn đóng lại không được cộng nối thời gian trước đó mà tính theo thời gian mới.
Cuối tháng 3/2015, hàng chục nghìn công nhân Công ty Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân) đã ngừng việc nhiều ngày phản đối Điều 60, yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc. Chiều 22/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 93 với tỷ lệ tán thành trên 81%.
Trong 5 năm từ thời điểm Luật bảo hiểm xã hội hiệu lực (1/1/2016), hơn 3,7 triệu người chọn 💎hưởng chính sách này thay vì chờ lương hưu. Thống kê của Bộ Lao động, thꦿương binh và Xã hội, giai đoạn 2016-2020 "cứ hai người tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội thì một người rời đi. Xu hướng này tiếp tục gia tăng".
Lê Tuyết