Đoạn đường được đề xuất đổi tên dài gần 8 km, 🧔từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức, TP Thủ Đức, vừa được UBND TP HCM gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, để lấy ý kiến. Việc đổi tên đã được hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố đồng ý cũng như ý kiến của người dân dọc tuyến ủng hộ.
Xa lộ Hà Nội dài hơn 15 km, từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Trạm 2, nối vào quốc lộ 1 kết nối trực tiếp qua Bình Dương, Đồng Nai. Đây là trục giao thông huyết mạch ở cửa ngõ phía đông TP HCM, song hành Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Theo UBND thành phố, việc đổi tên ở đoạn đường trên nhằm ghi nhận công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự nghiệp đấu tranh, thống nhất đất nước. Đoạn đường đổi tên sẽ hình th🍌ành trục xuyên suốt gồm 🗹xa lộ Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ, tạo gắn kết giữa sự kiện với nhân vật lịch sử.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/🌳8/1911 - 4/10/2013), quê xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đജội nhân dân Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Phá𓆉p (1945-1954), Đại tướng trực tiếp chỉ huy các chiến dịch quan trọng, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính chiến lược ghi dấu thắng lợi toàn cuộc kháng chiến. Tên ông được đặt ở một số đường, trường họcᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ở một số tỉnh, thành.
Hiện, việc đặt đổi tên đường làm theo Nghị định 91 của Chính phủ. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩ�𓆏�a quan trọng.
UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, giúp nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt hoặc đổi tên; lấy ý kiến cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn t🌞hể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Hạ Giang