Ngày 28/9, quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết 30 về các chính sách đặc thù phòng chống Covid-19. T🐻heo nghị quyết này, Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong phòng chống Covid-19 đến ♛hết năm 2022.
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng một số chính sách đặc b𝓀iệt, đặc thù 𝓀về khám, chữa bệnh, thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân.
Cụ thể, cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 đang hoạt động được phép tiếp tục theo yêu cầu thực tiễn nhằm đáp ứng năng lực ứng phó kịp thời khi dịch vẫn xuất hiện nhiều biến chủng mới và nguy cơ bùng phát trở lại. Chi pꦍhí khám chữa Covid-19 tại cơ sở thu dung, điều trị cần tiếp tục do ngân sách nhà nước đảm bảo theo chi phí thực tế, chi phí điều trị bệnh khác tính theo quy định về bảo hiểm y tế và nếu không bóc tách được do bất khả kháng thì ngân sách nhà nước sẽ chi trả.
Ngoài ra, Chính phủ đề nghị tiếp tục thí điểm khám chữa bệnh từ xa, gồm cả hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Lý do là phá✤p luật chưa có quy định về khám chữa bệnh từ xa được thanh toán bảo hiểm y tế, trong khi đây là biện pháp tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, đã thực hiện hiệu quả thời gian qua.
Trường hợp dịch bệnh bùng phát mà các chính sách, quy định hiện hành chưa kịp sửa đổi, bổ sung và trong thời gian Quốc hội không họp, Chínওh phủ đề xuất Quốc hội cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về phòng chống Covid-19 khác với quy định của luật.
Chính phủ đề nghị cho phép tiếp tục kéo dài thời gian gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc. Nguyên nhân là dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, khó khăn trong thủ tục gia hạn giấy đăng ký⛄ lưu hành thuốc t🤪heo quy định hiện hành.
Từ năm 2023, hơn 10.300 thuốc hết hiệu lực đăng ký lưu hành; 3.800 thuốc (cấp năm 2018, có hiệu lực 5 năm và cấp năm 2019 có hiệu lực 3 năm) sẽ hết ꦺhạn. Vì vậy, số lượng hồ sơ gia hạn thuốc năm 2023 rất lớn (14.000 hồ sơ). Trong khi đó, nhân lực thẩm định thiếu trầm trọng; quy trình gia hạn🍰 cần nhiều thời gian.
Việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc theo Chính phủ sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, d꧋o những thuốc này đã được đăng ký lưu hành nhiều năm tại Việt Nam và nhiều nước khác💛. Nếu không gia hạn kịp thời, nhiều thuốc không được lưu hành trên thị trường, cung cấp cho các bệnh viện, nhu cầu người dân, trong đó có nhiều thuốc thiết yếu, thuốc hiếm.
Doanh nghiệp dược phải dừng sản xuất, kinh doanh, người lao động mất việc làm. Bệnh viện không được đảm bảo thuốc sẽ dẫn đến 𒆙những hệ quả nghiêm trọng, như ảnh hưởng đến hoạt độngౠ thường xuyên. Người bệnh lúc đó sẽ không dùng dịch vụ tại Việt Nam mà sang nước khác điều trị, dẫn đến mất nguồn thu.
Về lâu 𓃲dài,🌌 Chính phủ cho rằng cần có cơ chế tự động gia hạn với thuốc đã được cấp giấy phép đăng ký lưu hành. Nội dung này đã được đề xuất trong dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Báo cáo nêu, thời gian tới Chính phủ sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế riêng, quy định cụ thể việc triển khai các hoạt động chống dịch; mua sắm, đấu thầu; huy🧜 động nguồn lực; tiếp nhận, sử dụng, quản lý, nghiên cứu sản xuất vaccine, thuốc, trang thiết bị y tế, nhân lực trong điều kiện khẩn cấp, chưa có tiền lệ. Những cơ chế này nhằm đáp ứng nhanh, hiệu quả, có tính "miễn trừ trách nhiệm" để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, khả thi cho việc chống dịch.