Tại Hội thảo giáo dục 2020 "Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ng🌳ày 27/11, ông Hoàng Minh Sơn chỉ ra một số hạn chế trong tự chủ đạiꦅ học hiện nay, trong đó có vấn đề tài chính.
Theo ông Sơn, nguồn chi của ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học giảm mạnh trong thời gian qua, hiện chỉ ở mức 0,23% GDP. Trong khi đó, nguồn thu từ nghiên cứu và các nguồn khác thấp. Vì vậy, tài chính của các trườnꩵg đại học chủ yếu phụ t🃏huộc vào học phí (phần lớn trường học phí chiếm trên 80%). Điều này cho thấy tài chính của các trường đại học đang thiếu bền vững.
Ông Christophe Lemiere, quản lý chương trình Phát triển con người tại Văn phòng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cũng nhận thấy ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học tính theo GDP tại Việt Nam rất thấp, nguồn thu chủ yếu là từ người học, gia đình người học. Việc phụ thuộc quá nhiều vào học phí cùng với việc khoản vay cho sinh viên có độ phủ thấp dẫn đến tỷ lệ tiếp cận giáo dục đại học chưa cao. Nhiều em gia đình ho🍎àn cảnh khó khăn chưa thể đi học.
Bên cạnh đó, phần ngân sách ♍công các đại học nhận được thường dựa trên những quy chuẩn từ trước chứ không phụ thuộc vào hoạt động, k🌌ết quả các trường nên tính giải trình về chất lượng đào tạo không cao.
Ông Christophe đưa ra một số lựa chọn chính🌸 sách về huy động nguồn lực để cân bằng tài chính của các cơ sở giáo dục đại học. Một là tăng ngân sách công cho giáo dục đại học từ 0,23% hiện tại lên 0,8% GDP trước năm 2030. Hai là hướng tới đa dạng thể chế, chuyển dịch từ trường đại hౠọc công lập tốn kém sang cơ sở tư nhân, cao đẳng, trực tuyến có hiệu quả chi phí cao hơn.
Cũng theo ông Chr😼istophe, giáo dục đại học ở Việt Nam có thể đưa ra các hướng tiếp cận tài trợ tài chính và chia sẻ chi phí tương tự một số quốc gia. Chẳng hạn, Nam Phi, Chile chuyển dịch từ hỗ trợ cơ sở sang theo đầu sinh viên. Hay như các nước đang phát triển và phát triển theo hướng hợp tác công tư cho các dự án đầu tư vốn. Nhiều quốc gia lại đi theo hướng đ🦹a dạng thu nhập từ giáo dục thường xuyên, các dịch vụ phụ trợ và đóng góp của cựu sinh viên.
Ngoài vấn đề tài chính, ông Christophe còn c💜hỉ ra nhiều vấn đề như việc quản lý đang bị chồng chéo giữa ba bộ là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ và Lao động ✱Thương binh và Xã hội, nhưng ba bộ không có sự phối hợp nhuần nhuyễn; hay việc kết nối giữa cơ sở đào tạo và thị trường còn hạn chế.