Ngà𓃲y 19/5, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho hay đã trình UBND TP Hà Nội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội do có nhiều vướng mắc trong qu♕á trình thực hiện.
Cụ thể, dự án thực hiện trong giai đoạn 2009-2022 được lùi thành 2009-2029. Trong đó, đoạn đường sắt trên cao sẽ khai thác, 🌊vận hành trong năm 2022, còn toàn tuyến sẽ vận hành vào năm 2027, hoàn thành quyết toán vào năm 2029.
Tổng mức đầu tư dự án được đề xuất là 34.530 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 4.905 tỷ đồng (tương đương 202,81🅷 triệu Euro).
Theo lãnh đạo MRB, việc điều chỉnh do có biến động của tỷ giá quy đổi (tiền Euro sang tiền Việt Nam đồng) trong quá t🗹rình thanh toán khối lượng xây dựng của dự án. Đồng thời, dự án cần điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để phù hợp với thực tế thi công, phương án vận hành hai giai đoạn.
Dự án này🧸 cũng chậm trễ tiến độ dẫn đến phải gia hạn t💞hời gian thực hiện các gói thầu, đồng thời bổ sung các phần việc còn thiếu do không lường trước được. Đây là dự án có quy mô lớn, phức tạp, các quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa đồng bộ, kinh nghiệm thực tiễn triển khai chưa có...
Theo MBR, thời gian qua, việc xây dựng tuyến đường sắt có 5 nhóm vướng mắc. Đầu tiên là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài làm chậm trễ, gián đoạn sản xuấ𓆏t, nhập khẩu thiết bị và hu♉y động chuyên gia từ châu Âu, dẫn đến các gói thầu thiết bị kéo dài và tăng chi phí.
Thứ hai là chậm trễ về giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặ🎐t bằng sạch cho nhà thầu thi công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Điển hình có những gói thầu chậm bàn giao mặt bằng đến 5-6 năm so với kế hoạch.
Thứ ba, việc gia hạn thời gian hợp đồng và bổ sung chi phí do việc kéo dài thời gian dẫn đến các tranh chấp với nhà thầu quốc tế, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Việt Nam. Một số nhà thầuꦓ quốc tế lợi dụng tính cấp bách và phức tạp của dự án để gây sức ép lên chủ đầu tư, đề xuất giá trị phát sinh lớn và thiếu hợp tác để giải trình, cung cấp hồ sơ chứnh minh cụ thể theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Thứ tư là vướng mắc liên quan đến điều chỉnh hợp đồng tư vấn Systra (hợp đồng trọn gói). Đơn vị tư vấn chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư các giải pháp giải quyết vướng mắc, đặc biệt là vấn đề khác biệt giữa hợp đồng FIDIC và quy định pháp luật Việt Nam h✱iện hành để bảo đảm tiến độ dự án.
V𝓰ấn đề khác liên quan đến quy chuẩn, ti꧑êu chuẩn về định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị. Vì các vướng mắc này mà đến nay có tới 9/10 gói thầu cần ký kết các phụ lục gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Trong 5 nhóm vướng mắc nêu trên, các vấn đề thཧuộc trách nhiệm của thành phố đến nay đã cơ bản hoàn thành. Với vướng mắc mặt bằng khu vực công trình phụ trợ ga ngầm S9 Ngọc Khánh, thành phố đã giao UBND quận Ba Đình xử lý dứt điểm trong tháng 6. Với 50 tòa nhà bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm, MRB đang p🅠hối hợp với các quận Đống Đa và Ba Đình tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tạm cư cho các hộ dân, hoàn thành trước ngày 30/9.
Với 3 nhóm vướng mắc vượt thẩm quyền của thành phố, Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để rà soát, tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy ti♊ến độ dự án.
Dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đa💙ng thực hiện 10/10 gói thầu chính. Đ♏ến nay, dự án đạt tiến độ 74%, trong đó tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 95%, đoạn ngầm đạt 33%.
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho biết đã và đang phối hợp với các cꦡơ quan liên quan để xử lý từng hạng mục công việc; đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiếnꦺ độ, phấn đấu đưa vào vận hành đoạn tuyến trên cao vào cuối năm 2022, tiếp tục xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ đoạn đi ngầm.
Sau khi MRB đề xuất điều chỉnh dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, các cơ quan🥃 liên quan sẽ thẩm định, sau đó UBND Hà Nội sẽ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Anh Duy - Võ Hải