Ngày 16/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết trong văn bản gửi Bộ Công Thươn💖g, danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý được nêu tại Nghị định 94/2013. Theo đó, gạo tẻ, thóc tẻ thuộc danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia và do Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) quản lý.
Như vậy, mặt hàng gạo nếp không nằm trong danh mục dự trữ quốc gia. Do đó, Bộ Nông nghiệp kiến nghị cho phép xuất khẩu gạo nếp trở l🌠ại.
Trước đó, Bộ Công Thương có văn bản hỏi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về viẹc "gạo nếp có phải mặt hàng dự trữ quốc gia hay không" và muốn được cung cấp dữ liệu diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) tại Long An, An 𒊎Giang.
Ngày 15/4, Hiệp hội Lương Thực Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cho xuất khẩu gạo nếp trở lại với số lượng không giới hạn, do mặt hàng này không ảnh hưởng tới cân đối cung - cầ🍎u lương thực trong nước và lượng hàng t𝓀ồn kho tại một số địa phương đang quá lớn.
Đề xuất này cũng được tỉnh Long An, An Giang gửi Chính phủ. UBND tỉnh Long An cho biết, hiện diện tích trồng lúa nếp chiếm khoảng 32% toàn tỉnh, riêng vụ Đông Xuân chiếm 65.0✱00 ha. Các doanh nghiệp thuộc Long An đang tồn khoảng 56.000 tấn gạo nếp. Xuất khẩu mặt hàng này sẽ giải quyết lượng gạo tồn kho, giúp doanh nghiệp tiếp tục th🌟u mua nếp của người dân với giá cao hơn.
Tương tự, An Giang cũng kiến nghị cho phép được ưu tiên xuất khẩu nếp và các loại giống lúa Japonia (hạt tròn) do lượng tồ🦹n kho lên tới gần 152.000 tấn.Trước các đề xuất này, Bộ Công Thương cho biết đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn,
Anh Minh