- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về môi trường sở hữu trí tuệ trong năm 2005 trước những nỗ lực trong việc xây dựng luật pháp về sở hữu trí tuệ?
- VN vẫn bị đánh giá là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lớn. Năm 2005, số vụ việc không giảm so với năm 2004. Có đến 3.000 vụ bị xử lý hành chính, hơn 100 vụ bị xử lý hình sự (chủ yếu rơi vào tội làm hàng giả)🎃, nhưng đáng lưu ý là trong vài nghìn vụ đó, chỉ có 10 vụ được tòa dân sự thụ lý. Điểm nóng là vi phạm kiểu dáng công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa. Làm hàng giả đã trở nên phổ biến tới mức, trên thị trường có mặt hàng gì bán chạy là lập tức có hàng giả.
Thống kê của ngành chức năng cho thấy,𒁃 lượng hàng giả, hàng nhái🍨 được đưa từ nước ngoài vào cao hơn trong nước. Ngoài ra, vi phạm bản quyền về nghe nhìn và phần mềm máy tính tiếp tục là vấn đề gây nhức nhối.
- Có thể thống kê cụ thể về tác hại của những vi phạm sở hữu trí tuệ đối với đến nền kinh tế?
- Đến bây giờ thì chưa. Tuy nhiên qua thống kê của nước ngoài, chỉ mới tính được thiệt hại của những vi phạm về bản quyền phần mềm. VN bị coi là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính lớn nhất th▨ế giới.
- Một năm chỉ có 10 trên tổng số 3.000 vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra tòa. Ý thức tự bảo vệ của doanh nghiệp thấp hay họ không tin tưởng vào sự phán quyết công minh của tòa án, thưa ông?
- Cả hai đều đúng. Nhận thức của doanh nghiệp về s💛ở hữu trí tuệ đúng là rất thấp. Nhiều khi doanh nghiệp biết sản phẩm của mình đã bị làm giả, làm nhái, song lại ngại phối hợp với cơ quan chức năn𝕴g giải quyết. Một phần là họ sợ tốn kém, phần khác họ ngại làm lớn chuyện sẽ làm người tiêu dùng có đánh giá không hay về sản phẩm của mình. Tôi cho rằng nhận thức này chưa đúng đắn.
Thực tế ở các nước phát triển cho thấy, đưa ra tòa dân sự là tốt nhất, vì với chức năng của mình, tòa án sẽ đưa phán quyết xác đáng nhất, giải quyết được gốc rễ của vi phạm, thông qua việc yêu cầu bên vi phạm bồi thường thꦡiệt hại.
VN chưa làm được điều này, chưa coi đưa nhau ra tòa là việc hoàn toàn bình thường. Một phần là do hệ thống pháp luật của VN, một phần là do t🔯rình độ của cán bộ tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Năm nay, cơ quan quản lý đã đưa ra chương trình hành động cụ thể nào để giải quyết những nhức nhối về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?
- Tôi tinꩲ rằng, môi trường sở hữu trí tuệ sẽ trong lành hơn khi Luật Sở hữu trí tuệ được thực thi. Luật Sở hữu trí tuệ vừa ban hành có một ý nghĩa rất lớn, hệ thống được tất cả các quy định về sở hữu trí tuệ trước đây, rất tiện cho công tác xử lý vi phạm.
Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã trìn✨h Chính phủ đề án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đề án này﷽ bao gồm rất nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó biện pháp quan trọng nhất là tăng cường năng lực của cơ quan thực thi như quản lý thị trường, công an kinh tế, tòa án và cơ quan thẩm định vi phạm. Các cơ quan sẽ phối hợp mở các cuộc thanh kiểm tra quy mô lớn về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, đề án này cũng đề xuất thành lập một ban liên ngành về thự✃c thi quyền sở hữu trí tuệ ở cấp Trung ương, tương tự như Ban 127 về chống buôn lậu và gian lận thương mại.
(Theo Đầu Tư)