Lý kết hôn với chị Vương năm 2008 và chờ mãi không thấy "có tin vui". Sau đó, Lý mới biết vợ đã triệ♉t sản trong cuộc hôn nhân đầu tiên.
Lý và mẹ nhiều lần yêu cầu Vương làm 🌠phẫu thuật khôi phục khả năng sinh nở nhưng bị từ chối. Chị hứa sẽ bên chồng đến đầu bạc răng long. Tình cảm giữa hai người cũng tốt đẹp nê♏n Lý chấp nhận chuyện vợ không sinh con nữa, bằng lòng nuôi dưỡng con riêng của vợ như con ruột.
Nhưng thời gian sau đó, hai người nảy sinh mâu thuẫn. Vương hai lần đòi ly hôn vào năm 2019 và 2021, kết quả đều bị bác đơn vì không ﷺđủ bằng chứng chứng minh tình cảm vợ chồng đã hoàn toàn rạn n📖ứt.
Trong lúc này, Lý cho rằng vợ đã phản bội lời thề hẹn năm xưa, nhiều lần đòi ly hôn, từ chối sinh con khiến anh không có con của chính mình, gây tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Lý kiện vợ ra tòa và yêu cầu bồi thườn♐g 150.000 nhân dân tệ (hơn 530 triệu đồng).
Tháng 12, TAND quận Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh, bác đơn kiện của Lý. Tòa cho rằng việc sinh con đẻ cái không phải là kết quả tất yếu của hôn nhân, người phụ nữ không phải là công cụ sinh đẻ. Công dân có quyền sinh đẻ, đồng thời cũng có quyền tự do lựa chọn khô🦂ng sinh con.
Trong vụ án này, con gái của Vương đã trưởng thành, có mối quan hệ bố dượng - con riêng t📖rên pháp luật, Lý có quyền yêu cầu con riêng của vợ thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng lúc về già.
Theo luật pháp, vợ chồng đều có quyền bình đẳng về vấn đề sinh sản, khi xảy ra xung đột thì bên nam không được đòi quyề🐻n lợi của mình trái với ý muốn của bên nữ, nghĩa là việc thực hiện quyền sꦇinh sản của bên này không được cản trở quyền sinh sản của bên kia.
Dưới góc độ phân công xã hội và cấu tạo sinh lý, phụ nữ không chỉ đảm đương nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy con cái nhiều hơn, mà việc mang thai, sinh đẻ, cho con bú đều do một mình phụ nữ gánh chịu vất♊ vả, rủi ro, nam giới không thể làm thay. Vì vậy, phụ nữ được pháp luật ưu 🃏tiên bảo vệ quyền lợi khi xảy ra xung đột.
Tuệ Anh (Theo Chinacourt)