Thông tin tꦬrên được ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP HCM chia sẻ tại Hội nghị triển khai đề án phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố, ngày 11/10.
Con số này chưa bao gồm lượng kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng. Nếu tính thêm kênh này, ông Lệnh cho biết kiều🍸 hối về thành phố còn cao hơn.
Tại Công ty Kiều hối Vietcombank (VCBR), ông Trịnh Hoài Nam, giám đốc doanh nghiệp, cho biết doanh số c🏅hi trả qua đơn vị này đạt khoảng 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng gần 40% so với cùng k🤡ỳ 2023 và tương đương con số cả năm ngoái.
Chia sẻ cụ thể hơn, đại diện của doanh nghiệp này cho biết thị trường xuất khẩu lao động, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đóng góp chủ yếu cho lượng kiều hối về nước. Doanh nghiệp này ghi nhận xu hướng kiều hối tăng mạnh từ lực lượng xuất khẩu lao động, cả về số෴ lượng và giá trị chuyển về trên mỗi món. Trong khi đó, thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu lại có xu hướng giảm cả về số lượng và doanh số.
Tuy nhiên, giám đốc của VCBR nhận định, vẫn còn thực trạng có lượng lớn kiều hối chuyển về nước thông qua kênh tiểu ngạch. Ông đề𒐪 xuất có thêm cơ chế cho phép doanh nghiệp kiều hối được phép thực hiện dịch vụ cho các nhóm là tổ chức nước ngoài chuyển tiền về cho cá nhân trong nước. Đây là dịch vụ theo ông được nhiều đối tác quan tâm và cũng được nhiều doanh nghiệp kiều hối quốc tế triển khai.
Kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại h𝄹ối. Điều này, theo Ngân hàng Nhà nước, càng có ý nghĩa trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động🎃, lạm phát tại một số quốc gia gây áp lực nhất định đến tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất, lạm phát.
Góp ý về chính sách thu hút nguồn lực kiều hối, ông Jo💧hanatha Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) nhận định: "Chúng ta phát thông điệp rõ ràng với kiều bào là kiều hối được gia đình toàn quyền sử dụng, không phải chịu thêm bất kỳ khoản thuế nào, đồng thời lại là nguồn lực đóng góp cho phát triển kinh tế".
Đồng thời, theo ông Hạnh, Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng tại Việt Nam cần làm việc, kết nối với các ngân hàng trên quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục cho người gửi ꦍtiền về nước. Ví dụ, hai bên có thể cùng thống nhất, đưa ra một hạn mức nhất định giúp kiều bào chuyển tiền về giá trị thấp được đơn giản hóa thủ tục hơn.
Hàng năm, TP HCM là địa phương ghi nhận lượng kiều hối nhiều nhất, chiếm hơn một nửa của cả nước. Năm ngoái, lượng kiều hối về thành pജhố gấp 2,7 lần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và bằng khoảng 14% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM cho rằng cần tiếp tục có chính sách về ngoại hối, thu hút kiều hối, cải thiện môi꧙ trường đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối.
Bên cạnh đó, theo ông, nguồn lực này cần được sử dụng hiệu quả để phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ thông qua các công cụ tà🅘i chính như trái phiếu chính quyền địa phương, quỹ đầu tư hoặc chứng khoán hóa. Đây là giải pháp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, phát triển giáo dục, y tế chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, gắn hoạt động du lịch dịch vụ và các lĩnh vực kiều bào quan tâm đầu tư...
Quỳnh Trang