- Cảm giác của chị ra sao khi lần đầu làm giám khảo một chương trình về hài kịch?
- Tôi rất lo không biết có đảm♒ nhiệm được vai trò này không. Tôi không bao giờ nghĩ mìnhꦗ sẽ làm giám khảo để chấm người này, người kia hay phê bình họ. Tôi chỉ đóng vai trò xem các em có khiếm khuyết, năng lực gì để mà hạn chế hay bồi dưỡng thêm. Đó là tiêu chí tôi đặt ra khi ngồi trên "ghế nóng".
- Chị nhận thấy sân khấu hài kịch hiện nay phát triển ra sao?
- Tôi thấy nhân sự và con người có sự phát triển, còn sân khấu, kịch bản thì vẫn giậm chân tại chỗ. Chẳng hạn hiện nay không có sân khấu nào đủ để một vở kịch tầm cỡ ra đời. Có những vở kịch, khán giả coi xong rồi về chứ không còn ai bàn cãi hay nhức nhối như xưa. 10 nă⭕m trước, tuổi thọ của một vở kịch có thể kéo dài đến mấy trăm suất diễn.Người ta coi đi coi lại một vở diễn. Còn bây giờ sân khấu vắng khách vì thiếu những yếu tố mới. Trong khi lực lượng viết kịch bản mỏng mà diễn viên thì lại quá nhiều.
Mặt khác, truyền hình thực tế cũng góp phần làm sân khấu kịch không còn hút khán giả. Mọi người nằm tại nhà có thể coi một lực lượng diễn viên hài quá lớn. Vì vậy động lực để người ta bỏ tiền mua vé tới sân khấu kịch giảm đi. Sân khấu trong chương trình truyền hình thực tế đ𓆏ầu tư rất đẹp, từ âm thanh đến ánh sáng. Sân khấu ngoài không theo kịp.
- Nhưng các chương trình truyền hình thực tế đưa tên tuổi các diễn viên hài đến gần công chúng hơn, chị nghĩ sao?
- Tôi công nhận điều đó nhưng tuổi thọ của các diễn viên với nghề thì tôi chưa dám khẳng định. Theo tôi, diễn viên hài phải bước từng bậc thang một mới bền và dài lâu được. Bởi vì, nghệ sĩ diễn nhiều thì mới học hỏi được nhiều. Còn đột nhiên một người diễn viên từ dưới đất nhảy lên tới sân thượng thì liệu có đủ sức chịu được gió mưa, bão táp trong nghề. Nếu họ có tài và lao𒀰 động nghiêm túc thì đó là sự may mắn khi đốt cháy giai đoạn. Tôi chỉ sợ, khi bước lên đỉnh cao thì họ không trụ được lâu.
- Bản thân chị trải qua những sóng gió gì để có được tên tuổi như ngày nay?
- Trước hết, tôi luôn làm nghề với cái tâm và lực của mình. Khả năng mình đến đâu sẽ cho ra sản phẩm nghệ thuật tương đương. Ngh♏ề này không được lơi là bất cứ lúc nào, kể cả trên sân khấu lẫn ngoài đời. Tôi trải qua bao sóng gió để tồn tại đến bây giờ vì tôi luôn nhìn l⛄ại chính bản thân mình. Đến giờ tôi không hổ thẹn với bất kỳ ai vì thấy mình không làm gì sai cả.
- Điều gì khiến chị gắn bó với sân khấu hài kịch hơn 20 năm?
- Đó là ✨mang lại tiếng cười cho khán giả và cho chính mình. Đôi khi ngồi viết kịch bản, tôi lại thấy mắc cười và tự hỏi sao mình có thể viết ra câu chuyện như vậy. Tôi không chỉ yêu hài kịch, mà còn cả chính kịch, cải lương, phim...
- Thời gian qua, chị chạy show hải ngoại nhiều hơn trong nước, vì sao vậy?
- Tôi muốn dừng lại để xem toàn cảnh sân khấu kịch. Tôi đang tìm tác giả viết kịch bản. Thậm chí bây giờ tôi đang tìm một biên kịch viết cho phim rồi chuyển qua lời kịch. Tôi hy vọng trong năm nay sẽ c𝄹ho ra đời một sân khấu mới mẻ.
- Cát-xê giữa sân khấu trong nước và ngoài nước chênh lệch như thế nào?
- Cát-xê ở hải ngoại và trong🌞 nước ngang nhau. Nếu trừ mọi chi phí thì ﷺđi show nước ngoài cũng chẳng hơn bao nhiêu. Là nghệ sĩ, tôi chịu khó chạy show để học hỏi nhiều và có được được nguồn tư liệu để sáng tạo.
Tâm Giao thực hiện