Gần 10 năm cống hiến trong màu áo tuyển nữ Việt Nam, Đặng Thị Kiều Trinh có bảng thành tích đầy tự hào. Cô gái quê Đồng Tháp Mười cùng đồng đội đạt hai HC vàng SEA Games và một chức vô địch AFF Cup. Chị chính là người hùng trong loạt đá luân lưu, giúp đội nhà vượt qua Myanmar để nâng cao chức vô địch AF🦩F Cup 2012.
Hạnh phúc còn nhân đôi với Trinh, khi được ban tổ chức bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc của giải đấu năm ấy. Ở vị trí thủ môn vốn bị che lấp bởi sự tỏa sáng của các tiền đạo, Kiều Trinh cùng nam đồng nghiệp Dương Hồng Sơn (AFF Cup 2008) là những người hiếm hoi phá vỡ quy tắc bất thành văn bằng chính tài năng của mình. Ngoài 🃏ra, chị còn hai lần liên tiếp được xướng tên trên bục nhận giải Quả bóng vàng Việt Nam năm 2011🎀 và 2012 - một sự thừa nhận xứng đáng cho đóng góp của chị trong màu áo đội tuyển quốc gia.
"Ngày rời Sa Đéc lên Sài Gòn lập nghiệp năm 14 tuổi, mình không thể nghĩ sẽ có được sự nghiệp đồ sộ thế này", Kiều Trinh tâm sự cùng VnExpress trong nhữn༺g ngày ráo riết chuẩn bị cho trận play-off với Thái Lan. "Chỉ nghĩ đi thoát ly để thay đổi số phận và thỏa đam mê chơi bóng. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã 15 năm trôi qua, nhanh đến không ngờ. Tự hào khi đóng góp chút thành tích cho bóng đá nước nhà, mình cũng giật mình 👍khi đã chạm tuổi 30 rồi".
Qua câu chuyện mà Kiều Trinh tự thuật mới cảm phục được sự dũng cảm, hy sinh của những người con gái đi đá bóng. Bởi như thừa nhận của người gác đền sinh năm 1985, sự hoài nghi và chê bai với chuyện phụ nữ mặc quần đùi đá bóng "như đàn ông" vẫn còn không ít trong mắt nhiều người. Sự đãi ngộ, cuộc sống của các nữ cầu thủ cũng thua xa các nam đồng nghiệp với mức lương chỉ vài triệu đồng mỗi tháng. Nếu không có tình yêu và sự bền bỉ, chị cũng như các đồng đội chắc chắn không thể theo đuổi đam𝓡 mê này.
꧙10 năm lăn lộn với nghề, bên cạnh bảng thành tích đáng nể Kiều Trinh cũng phải trải qua không ít nỗi thất - thậm chí có những khoảnh khắc chị tin sẽ không thể nào quên. "Sai sót trong trận chung kꦦết SEA Games 27, khiến đội nhà thuꦗa ngược Thái Lan và mất huy chương vàng tức tưởi, đến giờ vẫn là ám ảnh lớn nhất của mình. Nó diễn ra một ngàꦡy trước sinh nhật 28 của mình. Nghĩ lại còn cay sống mũi. Nhưng bóng đá là thế, không chiến thắng hoàn toàn hoặc mãi mãi là kẻ thất bại", Trinh nói.
Tái ngộ địch thủ cũ Thái Lan trong trận play-off ngày mai 21/5, tranh suất dự World Cup 2015 tại Canada, Kiều Trinh và đồng đội muốn lấy thất bại trên đất Myanmar làm bài học khắc cốt ghi tâm. Không chỉ vì chuyện trả món nợ đã 🅠vay, các tuyển thủ nữ Việt Nam hiểu rằng đây là cơ hội hiếm có trong đời để được chạm đến tầm thế giới.
"Với những tuyển thủ còn phải đi bán bánh mì, nước mía trước khi đi đá bóng như chúng mình, đó là giấc mơ hoang đường nhất n🅷hưng cũng là huyền diệu nhất", chị tâm sự.
Anh Tuấn