Đó là "tội ác thế kỷ", ít nhất là đối với người dân Long Island, New York, ꧙khi bé trai một tháng tuổi Peter Weinberger bị bắt cóc khỏi nhà vào ngày 4/7/1956.
Sự việc đã tác động toàn quốc, gây ra nỗi sợ hãi trong tâm trí người dân Mỹ. Đứa bé không xuất thân từ danh gia vọng tộc mà đến từ một gia đình trung lưu ở ngoại ô - nơi mọi người không 🌠mảy may ꦜnghĩ rằng tội phạm tống tiền nhắm vào họ. Gần như chỉ sau một đêm, cả một quốc gia đã mất cảm giác an toàn. Mọi người bắt đầu khóa cửa nhà.
Chiܫều hôm đó, Betty Weinberger quấn con trai Peter mới đầy tháng tuổi trong chℱăn và đặt cậu bé vào xe nôi trước sân nhà ở khu Westbury, Long Island. Cô vào trong nhà khoảng 10 phút và khi quay lại thì thấy tấm vải màn chống muỗi bị lật mở. Bên trong chiếc xe nôi trống trơn nhưng có mảnh giấy mang nội dung kẻ bắt cóc xin lỗi về hành động của mình, vì cần tiền, và yêu cầu gia đình nộp 2.000 USD mệnh giá tiền lẻ. Hắn hứa sẽ trả em bé về an toàn vào ngày hôm sau nếu yêu sách được đáp ứng.
Bất chấp lời đe dọa "sẽ giết đứa trẻ nếu cha mẹ hành động sai lầm", Betty đã gọi cho cảnh sát hạt Nassau. Ngay khi ấy, gia đình nạn nhân khẩn khoản đề nghị báo chí không đưa tin vụ bắt cóc để thuận lợi cho việc tìm kiếm con. Tất cả các báo đã chấp nhận yêu cầu, trừ tờ New York Daily News, theo FBI.
Trang nhất tờ này ngày hôm sau đưa thông tin vụ việc, thậm chí cả điểm hẹn tên bắt cóc yêu cầu nộp tiền chuộc. Các phóng viên ập đến chờ săn tin sốt dẻo. Cảnh sát đã để gói tiền chuộc tại🥂 đó nhưng kẻ bắt cóc không xuất hiện.
Nhóm phá án nảy ra ý tưởng tổ chức cuộc họp báo để kêu gọi thủ phạm cho bé Peter ăn sữa công thức. "Đó là một công thức rởm. Chúng tôi hy vọng nếu kẻ bắt ꧟cóc cố gắng pha sữa theo công thức, hắn phải đi mua các nguyên liệu ở nhà thuốc. Các dược sĩ sẽ phát hiện ngay và báo tin cho chúng tôi", trưởng nhóm phá án Edward Currans nói. Tuy 🐟nhiên, cách này không thành công.
Ngày 10/7, 6 ngày sau vụ bắt cóc, gã đàn ông gọi điện 2 lần tới gia đình nạn nhân với các chỉ dẫn bổ sung về nơi lấy tiền. Hắn không xuất hiện ở cả hai địa điểm. Tại điểm hẹn thứ hai, cảnh sát phát hiện một túi🀅 vải màu xanh nằm bên lề đường. Bên trong là một mảnh giấy viết tay, có vẻ như là của thủ phạm, nói rằng ch𒆙a mẹ sẽ tìm thấy con "nếu mọi thứ suôn sẻ".
Chữ viết trên mẩu giấy được đem đi giám định. Kết quả cho thấy thông điệp đòi tiền chuộc ngày đầu🔯 tiên và chữ trên mẩu gi🔯ấy thứ hai này được viết ra bởi cùng một người.
Ngày 11/7, sau thời gian chờ đợi 7 ngày theo quy định, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã vào cuộc điều tra. Manh mối duy nhất các đặc vụ có trong tay, cho đến lúc ấy, là hai mẩu giấy đòi tiền chuộc. Chuyên gia chữ viết từ Phòng phân tích của FBI ở thủ đô Washington đã đến New York để phân tích chữ🦂 của nghi can.
Họ phát hiện hắn có cách viết chữ m giống dáng chữ z đổ. Ngoài ra, họ cũng tổng hợp được đặc điểm của 16 chữ cái do nghi phạm viết ra. Từ đó, một khoá học tìm kiếm꧟ và so sánh chữ được chuyên gia "truyền nghề cấp tốc" cho một số đi♌ều tra viên được lựa chọn.
Được💝 đào tạo xong, lực lượng phá án bắt đầu nhiệm vụ kiểm tra khối lượng đồ sộ các mẫu chữ viết tay lưu tại Cục Phương tiện Cơ giới bang New York, các văn phòng quản chế liên bang và tiểu bang, chính quyền các địa phương, trườn🎐g học, nhà máy...
Song song đó, các chuyên gia đã bắt𒁏 chước kiểu viết 16 chữ cái của nghi can. Họ soạn ra một bức thư chúc mừng sinh nhật ghép từ các chữ cái đó. Tất cả những nghi can đáng ngờ nhất đều được yêu c♑ầu ngồi chép tay nội dung thư. Tuy nhiên, không ai có kiểu viết chữ như đặc điểm cần tìm.
Cuộc tìm kiếm chỉ kết thúc vào ngày 22/8/1956, sau hơn một tháng rưỡi vụ án xảy ra, khi các điều tra viên so sánh và loại bỏ 🉐gần 2 triệu mẫu lưu. Một đặc vụ khi tìm mẫu tại Văn phòng Quản chế ở Brooklyn đã ghi nhận sự giống nhau giữa chữ viết đòi tiền chuộc và mẫu chữ trong hồ sơ quản chế công dân Angelo LaMarca, 31 tuổi - từng bị bắt giữ về hành vi bán rượu lậu.
Angelo là nhân viên điều phối taxi kiêm tài xế xe tải, sống cùng vợ và hai con ở Plainview, New York. Gia đình họ sống trong cảnh thiếu hụt tài chính, với nhiều hóa đơn sinh hoạt phí chậm thanh toán và đang bị một kẻ cho vay nặng lãi đe dọa. Angelo còn nợ 1.800 U꧟SD sau khi mua tủ lạnh, cửa sổ chống bão cho ngôi nhà và không trả được tiền mua xe hơi.
Kết quả điều tra sau đó xác định,🔥 chiều 4/7 năm đó, Angelo lái xe xung quanh Westbury, cách nhà 7 dặm, cố gắng nꦚghĩ cách làm thế nào để có được số tiền mình cần. Khi ấy ở sân trước của gia đình Betty, người mẹ đang đặt con trai trên xe nôi để đi vào nhà. Trong cơn bốc đồng, Angelo viết vội một tờ giấy đòi tiền chuộc rồi ẵm lấy thằng bé, lái xe vọt thẳng.
Ngày 23/8/1956, Angelo bị bắt tại nhà riêng bởi các đặc vụ FBI và cảnh sát hạt Nassau. Ban đầu, anh ta phủ nhận mọi liên quan đến vụ bắt cóc bé Peter Weinberger song đã cúi đầu nhận tội khi đố🍰i diện với kết quả giám định chữ viết.
Angelo khai rằng đã đến điểm hẹn đầu tiên vào ngày hôm sau vụ bắt cóc, với nạn nhân trong xe, nhưng thấy đông phóng viên và cảnh sát tại đó nên sợ hãi. Anh ta lái x🐠e rời đi, bỏ mặc em bé ⛎còn sống trong bụi cây rậm rạp ngay gần lối ra đường cao tốc, rồi trở về nhà.
Các đặc vụ FBI và cảnh sát hạt Nassau đã lùng sục khu vực do Ang🍰elo khai báo. Họ phát hiện mộtဣ chiếc ghim băng, sau đó là thi thể em bé đang phân huỷ. Cuộc tìm kiếm đau xé lòng kết thúc.
Vì An꧙gelo chưa vượt qua ranh giới bang nên được xem như không phạm vào tội danh bắt cóc liên bang, nên được chuyển cho hạt Nassau để truy tố. Cuối năm 1956, nghi phạm bị đưa ra xét xử về tội bắt cóc và giết người. Ngày 14/12/1956, anh ta nhận án tử hình. Gần 2 năm sau, bản án này được thi hành tại nhà tù Sing Sing.
Vụ♋ bắt cóc bé Peter Weinberger tác độ൲ng mạnh đến mức dẫn đến một điều luật mới, do Tổng thống Eisenhower ký, rút ngắn thời gian chờ nhập cuộc điều tra của FBI trong các vụ bắt cóc từ 7 ngày xuống còn 24 giờ.
Việt Anh (Theo FBI, Newsday)