Vài ngày trước đó, ông mặc chiếc áo khoác dài màu ngà và áo sơ mi xanh khi đi thị sát c🧜ơ sở q♒uân sự ở đảo Changrin, gần biên giới với Hàn Quốc.
Những thay đổi này làm dấy lên đồn đo꧃án rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã củng cố vững chắc quyền lực và đang tìm cách xây dựng hình ảnh của riêng mình, tạo sự khác biệt so với ông nội và cha.
Ông Kim lên nắm quyền khi mới 27 tuổi, sau khi cha ông, lãnh đạo Kim Jong-il qua đời tháng 12/2011. Kể từ đó, ông thường học theo hình ảnh của cha và ông nội, người sáng lập Tr🥃iều Tiên Kim Nhật Thành. Kim Jong-un thường diện bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông với kiểu tóc vuốt ngược ra đằng sau, đeo kꦇính gọng sừng giống ông nội.
Ông Kim Nhật♊🍸 Thành là người có công xây dựng Triều Tiên trở thành quốc gia tương đối thịnh vượng thời kỳ hậu chiến vào thập niên 1950. Trong khoảng hai thập niên sau đó, GDP của Triều Tiên được ước tính vượt qua cả Hàn Quốc. Ngay cả những người đào tẩu cũng tỏ ra ngưỡng mộ kỹ năng lãnh đạo của ông Kim Nhật Thành.
Các nhà quan sát đánh giá rằng vào giai đoạn mới cầm quyền, ông Kim Jong-un cố gắng xây dựng hình ảnh tương tự cha và ông nội vì khi đó ông có nhiệm vụ khó khăn là củng cố quyền lực trong đảng cầm quyền, chính phủ và quân đội - những tổ chức mà các lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il đã kiểm s🌌oát chặt chẽ qua nhiều thập kỷ kinh ngh💧iệm và các mối quan hệ cá nhân.
Giờ đây, khi mục tiêu đó đã hoàn thành, "ông Kim Jong-un dường như cố gắng xâ♔y dựng hình ảnh của 🏅riêng mình nhiều nhất có thể", Kim Yong-hyun, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, nói.
Trong hai năm qua, Kim Jong-un thể hiện một phong cách lãnh đạo khác với những người tiền nhiệm bằng những nỗ lực ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc 🐭và Nga. Ông đã ba lần họp t꧒hượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có một cuộc gặp ngẫu hứng tại Khu phi quân sự ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên vào tháng 6.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ là liệu sự thay đổi trong trang phục của Kim Jo꧟ng-un có báo hiệu sự thay đổi lớn trong các chính sách đối ngoại và quân sự của Triều Tiên hay không.
Tiến trì🥀nh thảo luận phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng đã bị đình trệ kể từ sau cuộc đàm phán cấp độ làm việc ở Thụy Điển vào tháng 10, vì hai bên vẫn bất đồng ý kiến về quy mô phi hạt nhân hóa cũng như lợi ích Mỹ có thể trao cho Triều Tiên.
Triều Tiên gần đây khiến căng thẳng trên bán đảo gia tăng bằng các vụ phóng thử liên tiếp tên lửa tầm ngắn, pháo phản lực siêu lớn và nhữn🔯g tuyên bố cứng rắn cảnh cáo Mỹ và Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cho Washington thời hạn đến cuối năm nay để đưa ra 🌞một đề xuất mà họ có thể chấp nhận được.
Việc đề ra hạn chót khiến Triều Tiên không có nhiều lựa chọn ngoài thực hiện một số hành động khiêu khích nếu Mỹ không đưa ra đề xuất mới vàoಞ cuối năm nay. "Triều Tiên rõ ràng rất nghiêm túc về thời hạn vì giọng𝔉 điệu của họ càng lúc càng gay gắt và họ ngày càng thử nhiều vũ khí", Go Myong-hyun, chuyên gia từ Viện nghiên cứu chính sách Asan, cho biết.
"Rất ít khả năng Triều Tiên để🌠 thời hạn trôi qua mà khô♍ng có bất kỳ hành động nào", Go nói thêm.
Phương Vũ (Theo Yonhap)