Ảnh: Jupiterimages. |
Chị Hằng ở 🌸khu Văn Quán, thành phố Hà Đông (Hà Tây) đến Bệnh viện Mắt Trung ương trong tình trạng đau mắt đỏ, chảy nước mắt, giảm thị lực. Kết quả khám cho thấy, chị bị viêm giác mạc do dùng kính áp tròng dài ngày mà nguyên nhân là nhiễm khuẩn từ dung dịch rửa kính. Chị là một trong rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương mắt vì kính áp tròng đã đến khám ở Bệnh viện Mắt Trung ương.
Theo bác sĩ Trần Thế Hưng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, việc đeo kính áp tròng thời trang không được kh𝓡uyến cáo sử dụng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bặm của Việt Nam. Tỷ lệ sạn vôi, mắt hột, viêm kết mạc mãn, bụi trong mắt và viêm giác mạc ở người Việt Nam khá cao, mà những trường hợp này chống chỉ định dùng kí🀅nh áp tròng.
Việc đeo kính áp tròng lâu có thể gây vi sang chấn, tức là chấn thương nhỏ, nhìn bình thường không thể thấy được. Biểu hiện thường là khó chịu, cộm ở mắt. Để biết được mắt có bị tổn thương hay không, các bác sĩ phải nhuộm giác mạc rồi soi dư🌞ới kính hiển vi. Những vết xước nếu điều trị ngay có thể thành sẹo, nếu để lâu có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.
Tại Việt Nam ♒đang phổ biến loại kính áp tròng mềm, có số hoặc không số. Loại kính này không có trao đổi khí nên chỉ được đeo trong ngày, tối phải tháo ra, n🐠gâm trong dung dịch do các nhà sản xuất cung cấp. Theo bác sĩ Hưng, loại dung dịch nào có khả năng sát trùng mạnh thì nguy cơ gây tai biến mắt cao hơn, còn dung dịch không gây độc cho mắt lại ít khả năng tiệt trùng hơn.
Việ♋c sử dụng k🌳ính áp tròng quá 3 năm có thể gây viêm biểu mô giác mạc, nhiễm ký sinh trùng giác mạc, nhiễm các vi sinh vật...
Hiện nay, nhiều bạn trẻ thích đeo⛄ kính áp tròng màu và thường xuyên thay đổi màu mắt mà không quan tâm đến chuyện hỏi ý ki൩ến bác sĩ. Nhưng theo các chuyên gia nhãn khoa, chỉ những người có đôi mắt khỏe mạnh, không bị bệnh gì và không dị ứng với chất liệu làm kính mới có thể sử dụng kính áp tròng. Trước khi quyết định đeo, phải đi khám mắt cẩn thận và chỉ dùng nếu có chỉ định của bác sĩ.
Nên khám mắt định kỳ khi sử dụng kí൩nh áp tròng. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết và nên xen kẽ giữa kính áp tròng và kí💎nh gọng để đôi mắt được nghỉ ngơi.
(Theo Tiền Phong)