Cuối tháng 7/2014, cơ quan chức năng quyết định rào chắn phần lớn không gian tuyến đường Nguyễn Huệ, phía giáp với đường Lê Thánh Tôn, cùng với một diện tích tương tự trên đường Lê Lợi để xây dựng ga ngầm Nhà hát Thành phố - nhà ga đầu tiên trong tuyến tàu điện (metro) số một của TP HCM (Bến Thành - Suối Tiên). Bà Vân - chủ cửa hàng mắt kính trên đường 🌞Nguyễn Huệ cùng nhiều tiểu thương trên trục đường này phải tạm ngưng kinh doanh vì chịu cảnh thất thu.
Tuy nhiên, sau khi đường Nguyễn Huệ mở cửa trở lại dịp 30/4 vừa qua với diện mạo mộ💎t tuyến phố đi bộ hiện đại nhất cả nước, tình hình kinh doanh của các cửa hàng này vẫn không được cải thiện.
“Tôi từng hy vọng sau khi chịu rào chắn hết 9 tháng, cửa ♍hàng sẽ kinh doanh ổn định trở lại khi phố đi bộ được hoàn thành. Nhưng hơn chục ngày nay, tôi hầu như chẳng bán được sản phẩm nào. Lượng 🍌khách ghé cũng giảm đi tới 70% so với trước”, bà Vân nói.
Được thiết kế với đường đi💦 rộng ở giữa, các phương tiện khác vẫn được lưu thông 2 bên (cấm xe từ 19h đến 6h sáng h🍌ôm sau và 2 ngày cuối tuần), song từ khi đi vào hoạt động ngày 29/4, tiểu thương tại đây cho biết cơ quan quản lý không có biển chỉ dẫn, thông báo cụ thể, khiến nhiều người dân hiểu nhầm rằng không được đi xe vào tuyến phố này, nên không trở lại mua hàng tại các cửa tiệm.
"Một số khách quen trước đây, khi muốn mua đều hỏi địa điểm gửi xe ở đâu thì tiện lợi và mãi cho đến khi được giải thích là vẫn được chạy xe bên lề th📖ì mới quyết định ghé", một chủ tiệm khác cho biết.
“Với tình hình này, nếu kinh doanh tiếp tục ế ẩm trong 2 tháng nữa tôi sẽ ngưng bán hàng, trả lại mặt bằng và chuyển địa điểm kinh doanh”, bà Vân - chủ tiệm kính mắt bộc bạch. Bà cho biết cửa hàng trước đây có 3 nhân viên nhưng tới nay đã cho nghỉ toàn bộ vì số tiền kiếm được không đủ đ💟ể trả lương.
Cũng giảm bớt số lượng nhân viên từ 4 người nay chỉ còn 2 người, bà Cúc - chủ cửa hàng chuyên 🧸bán thiết bị máy ảnh trên đường này cho hay đã kinh doanh 20 năm ở đây, nhưng cũng đang phải tìm phươꦑng án khác vì phố đi bộ dù hiện đại, thông thoáng nhưng không thuận lợi cho kinh doanh.
“May lắm một tuần cũng chỉ bán được một vài thiết bị mà toàn là những đồ dùng vụn vặn nên💞 lãi chẳng ba🔜o nhiêu”, bà than thở.
Chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Lâm kinh doanh tranh trên phố ♚đi bộ cũng nhận xét giá thuê mặt bằng ở đây thuộc loại cao, mà loại sản phẩm này thì khách Việt ít ưa chuộng. Trong khi đó, khách nước ngoài cũng thưa dần vì xe du lịch ít đưa vào mua sắm. Hiện, ông Lâm cũng đã giảm một nhân viên và chỉ giữ lại 2 ♑người để bớt gánh nặng chi phí.
Trong khi hàng loạt các cửa hàng kinh doanh tranh ảnh, mắt kính, quần áo… tại phố đi bộ ế ẩm thì các cửa hàng bán nước, thức ăn nhanh lại khá hút khách.
Từ 18h hằng ngày, hầu hết các cửa hàng✨ tiện ích, quán cà phê lại đô🍸ng kín khách. Cảnh xếp hàng chờ đợi để tính tiền rất phổ biến. Thậm chí một số chung cư gần đó, người dân cũng nhanh nhạy mở tiệm nước, ăn vặt để phục vụ nhu cầu.
Tại khách sạn Oscar Saigon, 💙thay vì chỉ tập trung bán nước tại quầy trong khách sạn thì nay khi phố đi bộ hoàn thành, đơn vị này đã di chuyển một số bình nước la hán quả, dâu tây ra phía bên ngoài bán cho khách. Mỗi ly có giá 10.000 đồng.
“Thấy phố đi bộ khá đông khách vào chiều xuống cho tới đêm mà nhu cầu sꦍử dụng nước giải khát lớn nên khách sạn tranh thủ kinh doanh thêm. Mỗi ngày bình quân chúng tôi bán được hơn trăm ly. Riêng thứ bảy, chủ nhật số lượng trên 200 ly”, nhân viên khách sạn này cho biết.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ được xây dựng nâng cấp từ tháng 9/2014 và đi vào hoạt động hôm 29/4/2015. Công trình có chiều dài 6✤70m, rộng 64m có sức chứa 5.000-6.000 người. Tổng kinh phí đầu tư, xây dựng đạt gần 430 tỷ đồng. |
Thi Hà