Những ngày mưa dầm gió bấc, cửa hàng, chợ đều vắng khách, đóng cửa sớm. Ảnh: Xuân Ngọc |
Hồi tháng 5 khi thời tiết bước vào giai đoạn nắng gắt, bạn bè thấy sếp Sơn cứ nhởn nhơ quán xá. Lúc cafe khi bia hơi nhậu nhẹt, ai đó hỏi công việc làm ăn thế nào, sức tiêu thụ hàng hóa ra sao, sếp Sơn chỉ cười rồi chỉ lên trời vào bảo: "Trời cღhưa cho ăn đành chịu".
Sếp Sơn cho biết với những trời nắn🐻g và nóng, kèm theo việc nhà đèn cúp điện, mặt hàng máy tính, đồ điện tử ở công ty anh rơi vào cảnh "ế chỏng chơ". "Nắng nóng, người ta ngại ra đường là một lẽ, đến khi thời tiết giao mùa, lúc ꧟nóng lúc lạnh, khách cũng ngại đi mua sắm, trừ những ai có nhu cầu cấp bách", anh nói.
Anh kể, có ngày trời đột ngột mưa giông, nhân viên công ty tự động tản mát mỗi người một góc. Họ hiểu thời tiết thất thường như vậy, có giăng biển bán hàng, treo băng rôn khuyến mãi cũng ít người ghé thăm. "Trận đại hồng thủy xảy ra năm 2008, chúng tôi thiệt hại nặng nề. Gần một tháng trời, hàng quán ế ⭕ẩm, mưa gió, ngập lụt, chẳng có khách nào tới mua hàng, trong khi lương nhân viên, tiền thuê nhà... vẫn đều đều trả", anh Sơn nói.
Sáng 9/11, nghe đài dự báo trời đột ngột trở lạnh, nhiệt độ giảm mạnhꦓ, chị Nga chủ shop quần áo trên phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội hý hửng mang đồ đại hàn ra bày bán. Buổi chiều, nhiệt độ có giảm nhưng chỉ hơi se se, khoác chiếc áo mỏng là đủ ấm. Sang trưa 10/11, trời vẫn có gió nhưng nắng khá gắt, quần áo mùa đông không những chẳng có khách hỏi mua, lại còn làm chị thấy ngột ngạt.
Gian hàng có vài mét vuông, bày biện nhiều thứ khiến chị Nga cảm giác thiếu không khíꦓ để thở. Gấp cất vào tủ lại thấy mất thời gian. Chị cứ nhấc hàng ra rồi lại treo vào. Cuối cùng, chị quyết định dải chiếc chiếu nhỏ ở trong một góc rồi "tống" tất cả áo mùa đông vào đó. Khi nào khách có nhu cầu, chị mang ra giới thiệu.
Bán hàng 3 năm trời, không ít lần chị Nga rơi vào cảnh hì hụi gấp cất quần áo mùa hè vào tủ hôm trước, hôm sau khách tíu tít hỏi mua. Lại✅ hì hụi mở tủ, mở bọc đưa hàng ra. Khách thử chán chê bỏ đi, chị lại g♚ấp cất vào. "Đành rằng đã làm nghề này phải chịu nhưng quả là thời tiết thất thường khiến đôi khi tôi cũng chán ngán", chị Nga nói thêm.
Hàng đại hàn đã bày ra song chưa tiêu thụ mạnh do tiết trời chưa lạnh. Ảnh: Xuân Ngọc |
Chỉ tay vào dàn áo khoác 3 lớp, áo bông đã treo kín tron﷽g cửa hàng, chị Thu, kinh doanh trên phố Chùa Bộc, Hà Nội ngán ngẩm vì không bán được mấy. Các sản phẩm đó đã được chị nhập về, 💖trưng bày từ hơn một tháng nay. Nhưng thời tiết chỉ thi thoảng có một vài ngày rét, chủ yếu vẫn nắng nóng nên rất ít khách vào xem và mua.
“Căn bản cũng chưa lạnh nên họ chưa có thấy cần và có nhu cầu sắm. Đợt này năm ngoái còn bán được kha khá, không như năm nay, ế quá”𓄧, chị Thu tâm sự. Điều chị tiếc nhất là sau khi cất toàn bộ hàng hè, hì hục trưng bày lô áo bông dày sụ, 3 lớp ra kín cửa hàng thì trời lại nóng, nắng và hanh khô.
Buôn bán giày dép, túi xách ở chợ Mơ tạm, Kim Ngưu, Hà Nội, chị Tú Anh có một phương châm là vào đợt mưa dầm gió bấc, chị nghỉ bán hàng. Theo kinh nghiệm của chị, trời mưa gió cũng rất ít người đi mua sắm, sản phẩm tiêu thụ chậm. Khách đi ngoài đường mưa, chân bẩn vào thử đồ rồi không lấy cũng khiến chị phiền lòng. Chị Tú Anh giãi bày, ꦚnhà xa, lặn lội đến nơi mà chẳng bán được mấy nên chị cũng uể oải những ngày như vậy.
Cô Sinh, bán rau ở chợ Quỳnh Mai, Hà Nội còn rất sợ những đợt bão.✤ Lý do là những buổi đó, khách đi chợ vừa vắng, hàng nhập giá lên cao, trong quá trình vận chuyển rau lại dễ dập nát. “Mình ở đây thì bão cũng chỉ bị mưa thôi, nhưng việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng lớn. Ngày đó, mọi người thường vào siêu thị nhiều hơn ra chợ nꦍên tiêu thụ chậm lắm”, cô Sinh cho hay.
Hồng Anh - Xuân Ngọc