Hiện nay, hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng mỗi nă⛎m, tức 8,4 triệu đồng mỗi tháng, 275.000 đồng một ngày thuộc diện phải đóng thuế khoán (gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân).
Với ngưỡng tính thuế này, giả sử n𒁃gười kinh doanh đạt biên lợi nhuận cao nhất lên tới 50% doanh thu, thu nhập thực tế của h𓃲ọ chỉ khoảng 4,2 triệu đồng mỗi tháng - đã thuộc diện phải đóng thuế.
Chị Liên (36 tuổi, TP HCM) mở cửa hàng bán đồ nhựa gia dụng tại một khu chợ cóc - là một trong nhiều hộ kinh doanh đang đó💃ng thuế t♔ại quận 4 nhiều năm nay.
"Ngày nào bán chạy, tiền hàng được từ một đến hai triệu, còn không thì ít hơn. Riêng lễ Tết là dịp đông khách nhất năm nhờ vào bán đồ lễ cúng. Tính trung bình mỗi tháng, tôi bán được hơn 30 triệu đồng💫 tiền hàng", chị Liên cho hay. May mắn khi sống nhờ cùng gia đình chồng, chị không mất tiền thuê mặt bằng, vì thế, tiền lời về tay được gần 10 triệu mỗi tháng.
"Tuy thu nhậꦓp chưa bằng công nhân đi làm nhà máy nhưng gia đình đành chấp nhận vì con nhỏ mà chồng làm ăn xa, sức khoẻ tôi cũng không tốt", chị nói và cho biết, do đăng ký diện hộ kin🐻h doanh nên gia đình chị đóng thuế và lệ phí môn bài đầy đủ.
Chị chia sẻ, Nhà nước quy địn♛h sao chị tuân thủ ��vậy nhưng nhiều khi cũng nghĩ, "thu nhập của mình thấp vậy mà vẫn phải đóng thuế. Còn chưa kể bán hàng như mình không có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội để hưởng đồng hưu như người làm công ăn lương".
Một số trường hợp kinh doanh nhà trọ cho thuê cũng thuộc diện đóng thuế nhưng cho biết thu nhập thực tế chỉ đôi ba triệu, thậm chí bằng không. Nguyễn Tấn - kinh doan𒈔h nhà trọ tại TP Thủ Đức (TP HCM) đã gần một năm cho hay, anh cùng một người bạn lập mô hình kinh doanh thuê nhà nguyên căn, sau đó chia phòng và trang bị nội thất đầy đủ để cho thuê lại. Với 6 phòng trọ, họ thu về 22 triệu đồng tiền thuê. Mỗi tháng, ജTấn và bạn phải đóng cho chủ nhà gốc 16 triệu đồng và khoảng 500.000 đồng tiền điện sinh hoạt chung của khu trọ, tiền vệ sinh rác...
Nếu đóng thuế 7% trên doanh thu, họ cần nộp hơn 1,5 triệu đồng mỗi tháng (22 triệu x 7%). Như vậy, sau khi trừ hết các khoản chi phí, tiền lãi chia đôi với bạn, Tấn nhận về chỉ khoảng 2 triệu đồng một tháng. "Nếu tháng nào phòng ốc hư hỏng, chúng tôi còn tốn tiền để sửa chữa. Mỗi lần như thế đều cần chi hàng trăm nghìn đến cả triệu đồng. Coi như tiền lời 🐲mất sạch", anh chia sẻ.
Chủ một quán nước khác tại quận Phú Nhuận (TP HCM) cũng thông tin, mỗi tháng đang đóng tổng cộng gần 7 triệu đồng tiền thuế. Với doanh thu hơn 1,8 tỷ đồng một năm, chị nằm trong diện kinh doanh cá thể phải chịu thuế. Theo quy định hiện hành, cửa hàng đóng 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân. Chủ cửa hàng này cho biết, tuy doanh thu mỗi tháng hơn 155 triệu đồng, tiền lãi thực tế chị thu về sau khi nộp thuế chỉ 🐼chừng 20 triệu.
"Tôi không hiểu đặt ra mức 100 triệu đồng để làm gì, vì với mức doanh thu trên gần như ai cũng phải đóng thuế", chị nói và lấy ví dụ, một người phụ nữ chạy xe bán xôi dạo quanh khu nhà chị cũng đã bán được khoảng 300.000 đồngജ một ngày, tức đã phải đóng thuế.
Chủ quán nước này cho rằng, mức sàn hiện hành đã quá lỗi thời, cần nâng lên thêm để người dân có đ💙ộng lực làm kinh tế, nhất ꦗlà trong giai đoạn phục hồi sau đỉnh dịch.
L𝄹ương tối thiểu đã tăng 64% nhưng ngưỡng tính thuế với hộ cá nhân kinh doanh đứng yên suốt 7 năm.
Trước đây, thu nhập của hộ, cá nhân kinh doanh từng được so sánh với lương tối thiểu vùng để làm căn cứ tính thuế. Tuy nhiên từ 2014 đến nay, Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng quy định ngưỡng tính thuế theo doanh thu - tức doanh thu năm lớn hơn 100 triệu - tươngไ đương doanh thu ngày hơn 275.000 đồng là phải đóng thuế.
Thay vì tính thuế trên lợi nhuận như khi thành lập loại hình doanh nghiệp, cơ quan thuế áp dụng mức thuế khoán với thuế suất thấp hơn - tính trên doanh thu với hộ, cá nhân kinh doanh do khó xác minh được chi phí đầu vào. Với doaওnh thu trên 100 triệu đồng mỗi năm, người kinh doanh thông thường phải đóng💙 thuế khoán từ 1,5% đến 10% doanh thu (tuỳ vào hoạt động buôn bán, dịch vụ loại nào).
Các mức thuế suất áp cho một số loại hình kinh doanh
STT | Loại hình | TNCN | VAT | Tổng |
1 | Cho thuê tài sản (nhà, đất, cửa hàng...) | 5% | 5% | 10% |
2 | Dịch vụ lưu trú ngắn hạn; cho thuê dài hạn không phải căn hộ với sinh viên, công nhân | 5% | 2% | 7% |
3 | May đo, giặt là, cắt tóc... | 5% | 2% | 7% |
4 |
Dịch vụ ăn uống, sửa chữa bảo dưỡng xe máy, ôtô |
3% |
1,5% |
4,5% |
5 | Bán buôn, bán lẻ hàng hoá (trừ hàng đại lý hưởng hoa hồng) | 1% | 0,5% | 1,5% |
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, giảng viên Đại học Kinh Tế TP HCM đánh giá ngưỡng thu nhập tính thuế 100 triệu đồng cho hộ, cá nhân kinh doanh đã trở nên lạc hậu với mức sống hiện nay, đặc biệt khi mức giảm trừ gia cảnh đã được nân🌊g từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng. "Ngưỡng thu nhập chịu thuế này thậm chí chưa đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống của họ, nhưng lại yêu cầu họ nộp thuế là chưa phù hợp", ông Bảo nói.
Nếu chỉ tính đơn thuần theo tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) - con số vốn bị phản ánh xa rời với mức tăng chi tiêu thực tế của người dân, ngưỡng chịu thuế tối thiểu cũng phải ở mức ít nhất 120 triệu đồng. Nếu căn cứ theo tജốc độ tăng lương tối thiểu vùng, ngưỡng chịu thuế hiện nay phải ở mức 163 triệu đồng.
Còn theo đề xuất của bà Nguy💫ễn Thị ♐Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, ngưỡng chịu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh nên được điều chỉnh ít nhất bằng với giảm trừ gia cảnh đang áp dụng với người làm công ăn lương, tức ít nhất 132 triệu mỗi năm (11 triệu đồng nhân với 12 tháng).
Bên cạnh đó, cách tính thuế trên tổng doanh thu của hộ, ꦅcá nhân kinh doanh cũng vấp phải nhiều ý kiến tr💝ái chiều.
Hiện nay, người cho thuê nhà là đối tượng phải đóng thuế với mức thuế suất cao nhất trong diện hộ, cá nhân kinh doanh (7% hoặc 10% tuỳ thuộc vào loại hình cho thuê). Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cách tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân trên tổng doanh thu cho ꩵthuê nhà càng tạo sự thiếu công bằng giữa các đối tượng có nhà cho thuê.
HoREA lấy ví dụ, ông A có doanh thu 100 triệu đồng một năm thì không phải nộp thuế. Nhưng ông B - người cho thuê nhà có doanh thu 110 triệu đồng một năm✨ phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân 11 triệu đồng (nếu thuế suất 10%). Trừ đi tiền🅰 thuế 11 triệu đồng, ông B chỉ có thu nhập 99 triệu đồng một năm, thấp hơn ông A. Như vậy, người nộp thuế là ông B từ chỗ doanh thu cao hơn ông A, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế lại có doanh thu thấp hơn. Vì vậy, cách tính thuế này chưa đảm bảo được sự công bằng, không thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.
Với những người đang cho thuê nhà đang ꦑgánh mức thuế suất 7-10% doanh thu, Hiệp hội này đề nghị Bộ Tài chính xem xét thay đổi cách tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với phần doanh thu vượt ngưỡng chịu thuế sẽ hợp lý hơn.
Đồng tình rằng cách tính này có điểm chưa hợp lý, bà Cúc cho rằng cơ quan thuế cũng nên cân nhắc và bàꦍn bạc kỹ về phương án "đánh thuế trên phần doanh thu vượt quá ngưỡng chịu thuế thay vì đánh thuế trên tổng doanh thu".
Phản hồi với VnExpress, đại diện của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cũng khẳng định quan điểm "cần thiết phải nâng ngưỡng chịu thuế với hộ, cá nhân kin𒊎h doanh".
Cơ quan thuế cũng đang nghiên cứu đề xuất nâng ngưỡng chịu thuế với hộ cá nhân kinh doanh, nhưng chưa quyết định mức nâng lên là bao nhiêu. Việc nâng ngưỡng chịu thuế phải cân nhắc nhiều yếu tố🌠 bao gồm lương tối thiểu vùng và một vế quan trọng khác là cân đối thu ngân sách nhà nước, đại diện này cho hay.
Quỳnh Trang – Tất Đạt