Tính tới 31/3, dư nợ tín dụng ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng hơn 14% trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng 0,21% so với cuối năm ngoái. Nhu cầu vay ngoại tệ vẫn tiếp tục nóng, khiến tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đang tiệm cận mốc 20%. Nhiều người cho rằng góp phần không nhỏ vào đà tăng trưởng đột biến này là hoạt động carry-trade của doanh nghiệp, họ vay vốn🐻 ngoại tệ rồi chuy🦩ển hóa thành tiền đồng để hưởng chênh lệch.
Tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại khu công nghiệp Tân Tạo - TP HCM tính toán vay USD thời điểm này rất có lợi. Lãi𝕴 suất USD khoảng 7% một năm, cộng với mức độ trượt giá 4-6% mỗi năm, doanh nghiệp vay USD đem bán để dùng tiền Việt, giá vốn rẻ hơn so với vay VND (lãi suất dao động🐻 14-15% một năm).
Ông Hồ Hữu Hạnhꦕ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM cho rằng việc doanh nghiệp chuyển hóa vốn vay USD thành tiền đồng để kinh doanh không có gì bất bình thường, bởi chênh lệch lãi suất hiệ༒n nay quá hấp dẫn. Trong khi đó, theo cơ chế mới, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng được phép vay ngoại tệ, thay vì chỉ có doanh nghiệp nhập khẩu như trước đây. Theo ông, hoạt động carry-trade sẽ giảm khi ngân hàng hết vốn ngoại tệ để cho vay.
Chia sẻ quản điểm này, ông Vũ Đình Ánh, ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚViện phó Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cho rằng hoạt động carry-trade hiện chưa bộc lộ vấn đề gì nghiêm trọng, thậm chí nó là dấu hiệu tích cực sau thời gian dài ngân hàng thừa vốn đôla mà doanh nghiệp không buồn vay. Ông cũng gợi ý không nên can thiệp mà để thị trường điều tiết hoạt động này.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh cảnh báo việc vay đôla chuyển hóa thành vốn tiền đồng có thể tạo áp lực với tỷ giá khi đến lúc đáo hạn hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải mua đôla để trả nợ ngân hàng. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ đối mặ༺t với rủi ro không nhỏ nếu tỷ giá tăng cao ngoài tính toán.
Ông Lê Việt Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty thực phẩm, sữa và nước giải khát Hanco nhận đinh, tại thời điểm này, vay USD chỉ thích hợp với những dự án ngắn hạn. "Nhìn tỷ giá USD/VND hiệ🦹n nay có vẻ ổn định nhưng không ai có thể lường trước được những biến động trong tương lai", ông Hà nói.
Bản thân Công ty Hanco cũng thấm thía bài học này. Năm 2006, khi tỷ giá ổn định trong thời gian khá dài quanh mức 16.000 đồng, Hanco 💦vay 3 triệu USD của quỹ đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật, thời hạn 5 năm, lãi suất 5% một năm để xây dựng nhà máy bánh. Nhưng đến năm 2009, tỷ giá vọt lên 19.000 đồng, Hanco phải trả nợ trước hạn ngay thời điểm đó và bị lỗ gần 12 tỷ đồng do sự trượt giá.
Giới kinh doanh ngân hàng dự báo vẫn với tốc độ tăng trưởng dư nợ như h♋iện nay, chỉ trong vòng 3-4 tháng nữa ngân hàng sẽ không còn nguồn đôla để cho vay, trong khi đó cuối năm lại là thời điểm nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Đến lúc đó có hai khả năng xảy ra, một là các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay, hai là sẽ chạy đua gom vốn ngoại tệ nếu cầu vay vẫn cao. Khả năng thứ hai dễ xảy ra hơn và khi đó có nguy cơ lách trần lãi suất tiền gửi 1% hiện nay.
Ủy ban Giám sát Tài chính Tiền tệ Quốc gia đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc dư nợ tín dụng 🦄ngoại tệ tăng cao và vượt xa tín dụng nội tệ. Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy cho rằng, việc tăng vay đôla bán ra lấy vốn tiền đồng đang khiến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường tăng tạm thời và kéo tỷ giá xuống dưới điểm cân bằng cung cầu. Tuy nhiên, biến động xấu về tỷ giá có thể xảy ra khi đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp phải mua đôla để trả nợ ngân ꦓhàng.
"Xu hướng căng thẳng không thể tránh khỏi vì dòng tiền dịc💖ꦇh chuyển bất bình thường", ông Thúy cảnh báo.
Nguồn ngoại tệ vào Việt Nam hiện tạm đủ để trang trải cho các nhu cầu thanh toán. Giải ngân FDI tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay, đạt trên 3 tỷ USD. X♑uất khẩu đang tăng trưởng trở lại, nguồn t𒀰hu từ kiều hối và du lịch cũng tốt hơn.
Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại nếu Việt Nam không có những ứng xử phù hợp với dòng vốn ngoại tệ, bài học đầu năm 2008 có thể lặp lại. Khi đó, nguồn ngoại tệ tăng đột biến, ngân hàng miễn cưỡng, thậm chí từ chối mua vào, khiến đồng Việt Nam tăng giá. Tuy nhiên chỉ sau một tháng, nhu cầu ngoại tệ tăng cao trở l✃ại, các ngân hàng không đủ nguồn đáp ứng đẩy tỷ giá tăng vọt từ mức dưới 18.000 đồng lên trên 19.000, thậm chí có lúc gần chạm 20.000 đồng một đôla.
Lệ Chi - Song Linh