Chốt phiên giao dịch ngày 1⛎7/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1.048 điểm, tương đương 5,2%, lên 21.237 điểm. Đầu phiên, chỉ số này có thời điểm về dưới 20.000 điểm - lần đầu tiên kể từ tháng 2/2017, 🔯rồi mới phục hồi.
S&P 500 tăng 6% lên 2.529 điểm. Nasdaq Com💃posite cũng vượt 6,2% so với tham chiếu, lên 7.33꧟4 điểm.
Đà tăng của chứng khoán Mỹ được hỗ trợ bởi thông tin chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc gói hỗ trợ tài chính trị giá hơn 1.000 tỷ USD, trong đó có hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho người dân Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng cho biết chính phủ đang xem xét việc gửi tiền mặt trực tiếp cho người dân Mỹ trong hai tuần tới, với giá trị 1.000 USD. "Người Mỹ cần tiề♕n mặ♉t ngay bây giờ", Mnuchin nói.
Bên cạnh đó, khoản hỗ trợ còn bao gồm hoãn thuế, có thể lên tới 10 triệu USD với các doanh nghiệp. "Thanh khoản đã là một mối quan tâm lớn, và đó là những gì mà chính quyền đang cố gắng cải thiện", Stephen Dover - người đứng đầu bộ phận cổ phiếu 🌄tại Franklin Templeton nhận định, "Điều này là vấn đề lớn vì làm chậm lại khả năng chi tiêu của ngườꦜi dân. Vì thế, các chính phủ đang cố gắng kích thích tài khóa và đây cũng là điều thị trường trông đợi".
Đại dịch đang gây ra gián đoạn lớn về hoạt động kinh doanh và du lịch trên toàn cầu, khi mọi người ở nhà và tránh các hoạ𒁏t động thông thườ🎃ng. Nhiều công ty đã cảnh báo doanh thu giảm và hầu hết giới đầu tư theo dõi thị trường đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái tại Mỹ.
"Chúng tôi đã th𓂃ực hiện đánh giá lại giá trị các cổ phiếu, dựa trên giả định về mức độ thiệt hại của nền kinh tế. Nhưng thực tế, rất khó để đánh giá chính xác về mức độ thiệt hại này", Art Hogan - chiến lược gia trưởng tại National Securities cho biết, "Chỉ có một điều tôi có thể chắc chắn là thị tr💫ường sẽ chạm đáy trước khi mọi thứ tốt hơn".
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần, Phố Wall đã có thêm "một ngày thứ hai đen tối" khi các chỉ số chính giảm hơn 12%, bất chấp hàng loạt biện pháp của giới chức nhằm kiềm chế tác động của Covid-19. Nhà đầu tư ngày càng lo ngại về sự lây lan của đại dịch và nguy cơ nó làm tê liệt kinh tế toàn cầu, bóp nghẹ💛t doanh thu các công ty. Họ ngờ vực khả năng giới chức có chính sách hiệu quả để xoa dịu thiệt hại kinh tế.
Minh Sơn (theo CNBC, Reuters)