Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trước và sau khi ba ngân hàng này hợp nhất, BIDV đã có hỗ trợ về vốn. Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng cho ba nhà băng hiện đã lên 2.400 tỷ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỷ đồn💟g). Sau khi hợp nhất, BIDV sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện cả về vốn, quản trị...
Sau khi hợp nhất ba ngân hàng, quyền lợi của người gửi tiền vẫn được đảm bảo cao nhất. Ảnh: Lệ Chi |
"Chúng tôi cam kết, tất cả khoản tiền gửi của khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng sau khi ba nhà băng này hợp nhất. BIDV sẽ đảm bảo thanh khoản tại tất cả chi nhánh của ba ngân hàng này một cách vững chắc. Khách hàng có thể đến rút bất cứ lúc nào (kể cả trước, trong hạn) và rút bao nhiêu cũng được", ông Hà nhấn mạnh.
Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư v🐟à Phát triển Việt Nam cũng cho biết, hiện tại, ba nhà băng trên đang cùng với BIDV thảo🔜 luận lộ trình hợp nhất. "Chúng tôi được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm làm đối tác chiến lược toàn diện để hỗ trợ cho ba ngân hàng này. Do đó, chúng tôi cam kết sẽ làm cho ba ngân hàng này sau hợp nhất tốt hơn về năng lực tài chính, quản trị điều hành cũng như quy mô, mạng lưới", ông Hà cam kết.
Ngoài ra, ông Hà cho biết việc hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này không ảnh hưởng đến bản cân đối kế toán của BIDV trước trong vàꦡ sau khi cổ phần hoá.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn cho biết thêm, lộ trình hợp nhất sẽ được thiết kế trong đề án hợp nhất của ba ngân hàng và kéo dài trong ba năm. Trong đó, năm đầu tiên là tập trung xử lý nợ, giảm tài sản có ở mức hợp lý theo các hệ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, khả năng th🦂anh khoản của ngân hàng hợp nhất trong năm đầu chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
Ông Tuấn cũng giải thích thêm, trong khoảng thời gian nà🦩y, số tiền hỗ trợ từ BIDV cho ba ngân hàng hợp nhất đều là tiền vay mượn dưới dạng thế chấp bằng tài sản đảm bảm. Theo đó, họ chưa sử dụng bất kỳ một đồng vốn nào của Nhà nước.
Cũng theo Phó thống đốc Tuấn, khi hợp nhất, ba ngân hàng này sẽ có một tên mới sau khi ban trù bị của các nhà băng chọn lựa và đưa ra trước ngày 25/12 năm nay để báo cáo Ngân hàng Nღhà nước và tiến hành xây dựng điều lệ hợp nhất. Sau đó, Thống đốc sẽ chuẩn🍃 y điều lệ và công nhận tên gọi mới.
Các thương hiệu hiện nay của 3 nhà băng thì cả các văn tự, tài liệu liên quan đến 3 ngân hàng này đều được thực hiện nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ có tại ngân hàng hợp nhất, dự kiến sẽ đưa vào ngày 1/1/2012. Tron✤g vòn🐷g 3 năm, ngân hàng hợp nhất sẽ hoạt động bình thường và phát triển cạnh tranh được với các ngân hàng lớn khác.
Cũng theo ô﷽ng Tuấn, ba ngân hàng này hợp nhất lại đưꦆợc xem là bước đầu tiên trong lộ trình mục tiêu cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại theo chủ trương của Chính phủ.
Bên cạnh việc tự nguyện của ba nhà băng thì để đảm bảo cho hợp nhất có thể tạo ra một ngân hàng lớn mạnh hơn, đòi hỏi phải có một tiềm lực lớn mạnh khác hỗ trợ, củng cố để phát triển. Theo đó, Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định BIDV tham gia ngay từ đầu về việc quản trị điều hành, quản lý kinh do🦩anh, kể cả việc hỗ trợ về nguồn vốn trong điều kiện ba ngân hàng này thiếu thanh khoản tạm thời như hiện nay được coi là một lựa chọn rất đúng đắn.
Còn vì sao lựa chọn BIDV, Phó thống đốc cho biế⭕t, do nhà băng này có tiềm lực về quản trị, có năng lực về quản lý điều hành, các nghiệp vụ ngân hàng và hiện nay họ là một ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để cổ phần hoá.
"Tôi cho rằng việc hợp tác ngay từ đầu của BIDV sẽ giúp quá trình hợp nhất của ba ngân hàng trên phát triển mạnh. Và cần nhìn nhận rằng, BIDV chỉ là nhà băng tham gia𓂃 hỗ trợ chiến lược về mọi mặt nhưng không có nghĩa là tham gia vào kinh doanh với ngân hàng hợp nhất này", ông Tuấn 🐻nói.
Nguồn: Báo cáo tài chính đến 30/9/2011 của các ngân hàng
Lệ Chi