Những ngày giữa tháng 5, có đến 11 trong số 34 ngân hàng được VnExpress khảo sát đã tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ điều chỉnh trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...
Thay vì chỉ tăng lãi suất các kỳ gửi dài hạn như những đợt trước, hiện nhiều đơn vị gần như điều chỉnh ở tất cả kỳ hạn. CBBank tăng thêm 0,15-0,4% một năm cho lãi suất các kỳ hạn thông dụng, kể cả giao dịch tại quầy và online. Đợt điều chỉnh này đưa ngân hàng lên vị trí thứ hai về lãi suất tiết kiệm tại quầy và thứ ba với giao dịch🅰 online (trước đó, lãi suất của CBBank vẫn luôn nằm trong nhóm cao nhất thị trường).
SCB cũng vừa tăng lãi suất thêm 0,5% một năm, lên 7,3% cho ✃tiết kiệm 12 tháng cả tại quầy và online. Động thái trên đưa ngân hàng này lên ngôi quán quân lãi suất tiết🐭 kiệm kỳ hạn 12 tháng toàn thị trường. Suốt thời gian qua, vị trí trên thuộc về NamABank với mức 7,2% một năm nhưng chỉ áp dụng cho kênh online.
Ngoài ra trong đợt này, SCB còn tăng lãi suất thêm 0,15% một năm cho kỳ gửi 🍸1 và 3 tháng, tăng 0,3% một năm cho kỳ 6 và 9 tháng tại quầy. Trên kênh online, ngân hàng này tăng 0,4% một năm vào lãi suất tiết kiệm 6 và 9 tháng.
Trong nhóm các nhà băng có vốn hóa lớn, Techcombank thường xuyên điều chỉnh lãi suất tiết kiệm từ đầu năm đến nay, dẫu tăng giảm không đồng đều. Đợt này, ngân hàng tăng 0,1-0,3% một năm cho lãi suất các kỳ 1, 3, 6 và 12 tháng gửi on⛎line. Riêng tiền gửi 9 tháng t🔥ăng 0,5% một năm.
ACB cũng chọn điều chỉnh lãi suất cho các giao dịch online. Ngân hàng này cộng thêm 0,05% cho kỳ 9 và 12 tháng, kỳ gửi 3 và 6 tháng 𝓀tă🌺ng 0,5% một năm. Riêng tiết kiệm 1 tháng online tăng lãi thêm 0,6% một năm.
Từ đầu năm đến nay, tăng lãi suất tiết kiệm trở thành xu hướng chủ đạo của ngành ngân hàng. Nhờ đó, huy đ🐟ộng vốn của các tổ chức tín dụng trong🔯 quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước.
Trong báo cáo cập nhật quý, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự đoán lãi suất huy động có thể tăng 0,5-1% trong năm nay. Trước đó, đơn vị này từng dự b🎃áo thị trường xuất hiện xu hướng chuyển từ gửi tiền kỳ hạn dài sang không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn. Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng thường xuyên tăng nhanh như Techcombank, MBBank, TPBank... sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào hơn và giảm được chi phí vốn trong dài hạ🏅n.
Về dài hạn, Chứng khoán MB (MBS) dự đoán trung hạn giai đoạn 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại vì nhu cầu vốn cho nền kiꩵnh tế tăng lên để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh ℱphục hồi sau dịch bệnh.
Dưới đây làꦏ mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuậꦿn thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ). Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.
Tính riêng kỳ hạn 12🎀 tháng giao dịch tại quầy, gần một nửa trên tổng số 34 nhà băng trả lãi trên 6% một năm, tỷ lệ trên với giao dịch online khoảng gần hai phần ba.
Tất Đạt