Tháng 5 năm nay, Thống đốཧc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 1161/QĐ-NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín. Theo đó, tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (tên viết tắt tiếng Việt và tiếng Anh là Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - Vietnam Construction Bank) đã được công bố.
Việc chuyển đổi tên nhằm nâng tầm thương hiệu, phù hợp với chiến lược phát triển là đáp ứng nhu cầu thiết thực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng hiện nay nói riêng. Ngay sau lễ công bố ra mắt, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã ký kết hợp tác với 2 ngân hàng gồm BIDV, Agribank về việc triển khai hỗ trợ tín dụng đối với các chương tr🌸ình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Trong bối cảnh tính cạnh tranh các ngân hàng thương mại đang rất cao, đồng thời các ngân hàng đối mặt cùng những khó khăn nhất định từ tác động ki൲nh tế thế giới và🎀 kinh tế trong nước, Ngân hàng Xây dưng Việt Nam sẽ xây dựng những chiến lược riêng cho mình, để tạo nên những lợi thế cạnh tranh. Việc hình thành một tài chính tín dụng tập trung hơn đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đây được xem là một chiến lược mang tính đón đầu.
Nắm bắt nhu cầu từ thị trường, hàng năm, tổng mức đầu tư của nền kinh tế vào ngành xây dựng liên tục tăng, đạt trung bình khoảng 10%. Với kinh nghiệm của các cổ đông, các đối tác trong ngành xây dựng, các đối tác trong ngành ngành ngân hàng và nắm bắt xu thế khuyến khích phát triển kinh tế của Việt Nam, ngân hàng này chủ trương đẩy mạnh tập trung vào các thị trường trọng tâm, tạo thế mạnh cho riêng mình để phát triển. ♏Trong đó, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ cho vay xuất khẩu, cho vay, dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp sẽ được ngân hàng chú trọng phát triển.
Đặc biệt, việc hợp tác kinh doanh với các ngân hàng thương mại do Nhà n🦋ước nắm chi phối, trong các sản phẩm về nhà ở theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, trong đó có gói sản phẩm khép kín 4 nhà (ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng sản xuất vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất) và các gói sản phẩm cho nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội.
Trong mối liên kết này, Ngân hàng Xây dựng 🐟Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các bên liên quan và kết nối mạn💫g lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước.
Theo đó, chuỗi khép kín 4 nhà, giữa ngân hàng người mua, khách hàng, chủ đầu tư, nh𒅌à thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất, nhà s𝓰ản xuất vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất, ngân hàng người bán đã hình thành chu trình khép kín, giảm thiểu tối đa rủi ro cho tất cả đối tượng tham gia. Việc ngân hàng người mua cung cấp dịch vụ tín dụng, bảo lãnh cho các đơn vị cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất đã hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị nhà thầu, cung ứng vật liệu xây dựng và sản xuất.
Khi các nhà đầu tư, nhà thầu thông qua vai trò nhà cung ứng vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất được mua vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất giá rẻ hơn, sản phẩm sẽ có suất đầu tư thấp hơn. Trên cơ sở đó, đầu ra giá bán có cơ hội thấp hơn và người tiêu dùng có cơ hội mua sản phẩm với giá thành hợp lý. Vì vậy, số lượng khách hàng có nhu cầu tăng lên, cầu của thị trường đối với phân khúc nhà ở xã hội, thu nhập thấp sẽ tăng lên. Từ các cơ sở đó, chiến lược mới của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến góp phần thực hiện đúng chủ trương Nghị quyết số 02/NĐ-CP, góp phần giải phó🤪ng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
Mang đến giải pháp cho doanh nghiệp, cộng thêm giá trị cho nhà đầu tư và tăng lợi ích cho cộng đồng và xã hội... luôn là những mục ti♏êu đồng hành trên tiến trình phát triển của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Trên thế giới, các ngân hàng đã phát triển thành công như ngân hàng tiết kiệm cho vay nhà ở của Cộng hòa Liên bang Đức, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc... Tất cả đã khẳng định sự phát triể𒁃n của mô hình ngân hàng thương mại, dịch vụ tài chính đầu tư đa chức năng và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngành xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội.
(Nguồn: Ngân hàng Xây dựng Việt Nam)