Kết thúc nửa đầu năm với mức tăng trưởng tín dụng 3,52%, so với mục tiêu của 2014 là 12-14%, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các nhà băng tích cực xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để tăng khả năng cho vay không cần tài sản đảm bảo. Động thái ওnày được xem là biện pháp mới của nhà điều hành🌌 để kích tăng trưởng tín dụng, đặc biệt khi công cụ lãi suất khó phát huy tác dụng.
Đánh giá về quyết định này Phó chủ nhiệm thường trực khoa Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia🦹 Hà Nội - Lê Trung Thành cho rằng, lãi suất hiện nay gần như khó hạ thêm nên việc tìm kiếm công cụ khác là đúng đắn. "Lãi suất xuống dưới 10% rồi mà tín dụng vẫn tắc. Vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp đang không có tài sản để thế chấp vay", ông Thành nói.
Còn theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đinh Thế Hiển, nhà điều hành coi như đã tạo điều kiện ngân hàng cho vay dựa vào tiêu chí đánh giá dòng tiền và tính hiệu quả của các dự án kinh doanh thay vì chỉ chăm chăm vào tài sản thế chấp. "Điều này sẽ giúp ngân hàng đưa được nguồn vốn vào doanh ꦑnghiệp, là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế", ông Hiển nói.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo của Vụ Tín dụng Các nền kinh tế - Ngân hàng Nhà nước cho biết từ trước đến nay vẫn cho doanh nghiệp vay tín chấp nhưng tỷ lệ chưa nhiều. Để an toàn, hầu hết các tổ chức tín dụng chỉ cho vay với những khách hàng truyền thống và được đánh giá tín nhiệm cao. Ông Ng🦂uyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng cho hay, riêng trong chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên địa bàn, sau hai năm triển khai, số khoản vay tín chấp cũng chiếm khoảng 17-18% trên tổng hạn mức vay vốn.
Với những món vay tín chấp này, theo các ngân hàng, nợ xấu lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một lãnh đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết các khoản vay không cần tài sản đảm bảo tại đơn vị này hầu hết không vướnဣg nợ xấu.
Tương tự với trường hợp của các nhà băng ở phía nam. "Đến nay c💯hưa ghi nhận phát sinh trường hợp nợ quá hạn nào khi cho vay tín chấp theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp", ông Minh thông tin.
Trên thực tế, việc ít nợ xấu cũng có nghĩa là "cửa" vay được nguồn vốn không cần tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá hẹp. Phó giám đốc một công ty dịch vụ thương mại ở Hà Nội quy mô nhỏ tâm sự🔯: "Vì cho vay dựa trên uy tín nên chỉ doanh nghiệp tốt, có "số má" sẵn trên hệ thống đánh giá tín nhiệm của các nhà băng mới được vay. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu hết tuổi đời trẻ, lại hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ rất khó được xếp vào diện này".
Chia sẻ với các doanh nghiệp nhỏ nhưng ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn (SCB) - thừa nhận giai đoạn vừa qua do sức ép xử lý nợ xấu, tăng chất lượng tín dụn🌜g nên các nhà băng rất ngại cho vay tín chấp. Ông phân tích, để đảm bảo an toàn, nhiều đơn vị yêu cầu điều kiện về tài sản đảm bảo rất gắt gao. Hơn nữa, nếu một khoản vay có thế chấp thì chi phí trích lập dự phòng 𓆏rủi ro cũng giảm đi. "Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ đạo, khuyến khích như vậy là rất phù hợp và giúp các nhà băng phần nào yên tâm hơn khi cho vay", ông Văn nói.
Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Lê Hùng Dũng cũng thấy đây là phương án tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Đôi khi hôm nay doanh nghiệp hoạt động tốt, dòng tiền ổn định... nhưng ngày mai bất ngờ kinh tế bị ảnh hưởng, họ nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản. Lúc đó, không có tài sản thế chấp thì ngân hàng coi như tr𓄧ắng tay", ông Dũng nói.
Chuyên gia Lê Trung Thành cũng phân tích: "Nếu không có chỉ đạo 'bật đèn xanh' này của Ngân hàng Nh﷽à nước, nhi🌜ều dự án cán bộ tín dụng có thể biết hiệu quả nhưng không dám cho vay tín chấp bởi lo ngại nợ xấu. Như vậy, đây có thể hiểu là tín hiệu của nhà điều hành để các ngân hàng mạnh dạn hơn".
Tuy nhiên, cả các chuyên gia lẫn phía người cho vay đều khẳng định cần thận trọng khi thực hiện chủ trương này để tránh gây sức ép lên nợ xấu. Lãnh đạo Eximbank nói, các 🐓nhà băng không nên thấy chủ trương thông thoáng lại mạnh tay cho vay để tăng trưởng tín dụng rồ🔴i có thể nhận hậu quả. "Nếu lơ là trong xét duyệt sẽ mang nợ xấu vào ngay", ông nói.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước TP HCM thì cho rằng, khi cho vay theo phương án tín chấp, ngân hàng phải có những cơ chế riêng để thẩm định kỹ phương án kinh doanh, kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp. Còn theo ông Lê Trung Thành, khi vay tín chấp, các doanh nghiệp phải chấp nhận lãi suất không thể rẻ. "Khi đó các ngân hàng sẽ phải đàm phán với doanh nghiệp về giá. Cho vay không có tài sản đảm bảo, rủi ro cao hơn thì chi phí vay không thể thấp được", ông nói. Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cũng nói thêm, nếu cho vay cách này, bộ máy của ngân hàng, đặc biệt là các cán 🐎bộ tín dụng cần phải nổ lực hơn nữa trong việc tra soát thông tin doanh nghiệp để đánh giá chính xác nhất nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Đại diện Eximbank cho rằng việc đàm phán cũng không đơn giản. "Lãi suất vay tín chấp sẽ phải cao hơn nhưng nếu vậy doanh nghiệp có chấp nhận không? Còn nếu vẫn cho vay rẻ thì ngân hàng có bù lại được rủi ro. Thực sự, nếu cho vay ♕tín chấp thì rủi ro sẽ rất khó lường", ông Dũng kết luận.
Thanh Lan - Lệ Chi