"Chúng ta sẽ nghèo đi", Bộ trưởng Habeck cho biết hôm 30/3 trên đài ZDF, "Xung đột khó có thể chấm dứt mà không khiến xã hộꦡi Đức chịu hậu quả. Tôi tin rằng chúng ta sẵn sàng trả cái giá này, vì nó rất n🍰hỏ so với những gì Ukraine đang phải trải qua".
Số liệu sơ bộ của Văn phòng Thống kê꧂ Liên bang Đức cho thấy lạm phát tại Đức đã đạt 7,3% trong tháng 3. Đây là mức cao nhất trong hơn 40 năm.
Nguyên nhân chính là giá khí đốt tự nhiên và dầu mỏ đã tăng gần 40% so với năm ngoái. Từ nhiều tháng trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá năng lượng cao đã là một vấn đề. Xung đột và nỗi lo nguồn cung tại châu Âu bị cắt đứt đã khiến giá càng đi lên. Đây là mối lo ngạ𒆙i đặc biệt lớn với Đức – khách hàng năng lượng lớn nhất của Nga tại châu Âu.
Chính phủ Đức tuần này cũng ám chỉ cuộc chiến thanh toán khí đốt với Nga có thể dẫn đến thiếu cung. "Sự phụ thuộc lớn vào năng lượng từ Nga kéo theo rủi ro GDP giảm, thậm chí là suy thoái t♍rong bối cảnh lạm phát lên kỷ lục", Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức cho biết, "Đức nên ngay lập tức làm mọi việc có thể, đề phòng trường hợp Nga cắt nguồn cung, đꦓồng thời nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc vào nước này".
Hội đồng này đã hạ dự báo tăng trưởng của Đức xuống 1,8% năm na💧y, từ 4,6% cuối năm ngoái. Nguyên nhân là áp lực lạm ꦜphát và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do chiến sự tại Ukraine.
Ngân hàng Trun🧜g ương châu Âu (ECB) đến nay vẫn kiềm chế nâng lãi suất. Trong khi đó, Mỹ và Anh gần đây đều đã nâng lãi để ghìm lạm phát.
Hà Thu (theo CNN)