Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, g⛦ần đây, virus Eurograbber đã được các tin tặc sử dụng để lấy cắp 36 triệu euro từ nhiều tài khꦅoản ngân hàng tại các nước châu Âu như Italy, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan. Tin tặc sử dụng email hay các trang web giả mạo để lừa khách hàng cài đặt virus trên máy cá nhân. Khi truy cập các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, virus này sẽ giả mạo thông báo của ngân hàng để dụ khách hàng cài đặt virus trên điện thoại di động. Sau đó, con virus trên di động sẽ lấy cắp mã xác thực sử dụng 1 lần (OTP) và kết hợp với virus hoạt động trên máy tính cá nhân để thực hiện giao dịch giả mạo lấy trộm tiền từ tài khoản khách hàng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đưa ra những cảnh báo tương tự về loại virus này. BIDV dẫn 🍌thông báo của Bộ Công an cho biết, hiện tại, virus Zeus có tên gọi là Eurograbber đang hoạt động tại các nước thuộc liên minh châu Âu nhưng phạm vi của nó có thể mở rộng đến châu Á, trong đó có Việt Nam.
Dù khẳng định chưa có ghi nhận về việc virus này xuất hiện tại Việt Nam nhưng ജcả Vietcombank và BIDV đều khuyến cáo người sử dụng cảnh giác với các hình thức dẫn dụ này của tin tặc. BIDV khuyến cáo, nếu muốn chuyển tiền từ Internet, khách hàꦿng nên truy cập vào website chính thức của ngân hàng thay vì qua các đường link dẫn dụ. "BIDV sẽ không gửi bất kỳ tin nhắn hay email nào để yêu cầu cập nhật thông tin sử dụng dịch vụ như: Số điện thoại, tên truy cập hay các liên kết (đường link) để khách hàng tự cài đặt hoặc tự cập nhật chương trình", ngân hàng này lưu ý.
Vietcombank thì🍌 khuyến cáo không nên cài đặt các phần mềm độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên máy tính cá nhân và điện thoại di động để tránh trường hợp bị tin tặc lấy cắp thông tin tài khoản ngân hànꦡg.
Thanh Thanh Lan