Thông tin trên được đề cập trong tờ trình về phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) trước thềm Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2014. Theo đó, PGBank cho biết, trong quá trình tìm kiếm đối tác và lựa chọn phương án tái cấu trúc, N𒈔gân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) "thể hiện rõ nhất thiện chí🐈 hợp tác cùng PGBank".
Đơn vị này cũng cho hay, cả hai bên nhận thấy phương án tối ưu là sáp nhập và hoán đổi cổ phiếu nhưng vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức bộ máy, lĩnh vực hoạt 🎃động và thương hiệu PGBank. Như vậy, PGBank sẽ là đơn vị thành viên trực thuộc Vietinbank, theo mô hình ngân hàng trong ngân hàng.
Dự kiến, ĐHCĐ PGBank sẽ diễn ra vào ngày 18/4 và tại cuộc họp này, HĐQT trình cổ đông thông qua phương án trên với Vietinbank. Theo đó, ông lớn quốc doanh Vietinbank sẽ phát hành thêm cổ phiếu để sở hữu 99% vốn của PGBank. HĐQT PGBank cho biết muốn được cổ đông ủy quyền để đàm phán tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, đảm bảo không thấp hơꦆn 0,82 ꦗcổ phiếu PGBank lấy một cổ phiếu Vietinbank.
Việc tái cơ cấu PGBank 💦cũng nhằm thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex tại ngân hàng xuống 20% trong năm 2015. Hiệ♕n Petrolimex sở hữu 40% cổ phần của nhà băng này.
Năm 2013, PGBank tăng 29% tổng tài sản so với 2012 nhờ hoạt động mạnh trên thị trường liên ngân hàng (vốn huy động tại thị trường này tăng gấp đôi). Tuy nhiên, tổng dư nợ tín dụng tăng chưa đến 1% khiến lợi nhuận của PGBank chưa được một phần🍸 năm so với kết quả năm 2012, đạt 517 tỷ đồng. Do đó, năm 2014, ngân hàng này đặt mục tiêu lãi trước thuế 250 tỷ, tín dụng tăng trưởng 6% và nợ xấu khống chế dưới 3%.
PGBank không phải trường hợp đầu tiên trình phương án sáp nhập trước ĐHCĐ 2014. Trước đó, Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đã xin cổ đông sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tương tự là thương vụ của Ngân hàng Me Kông xin sáp nhập vào Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).
Từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu tiến trình tái cơ cấu hệ thống khi sắp xếp lại một loạt những ngân hàng yếu kém. Đến nay, nhiều thương hiệu ngân hàng đã chia tay thị trường qua hợp nhất, sáꦉp nhập như Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Habubank, Western Bank. Một trường hợp khác dù không thuộc diện yếu kém nhưng cũng tự nguyện sáp nhập như DaiABank (sáp nhập vào HDBank).
Thanh Thanh Lan