Theo Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia Trung Quốc, 🌌"thành phố ma" là những nơi bị bỏ hoang với nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt. Định nghĩa này giờ được mở rộng thành bất kỳ nơi nào có tỷ lệ nhà không người ở cao và các khu đô thị không sáng đèn vào buổi tối.
>> Ảnh: Các "thành phố ma" ở Trung Quốc |
Khi Trung Quốc tăng cường khuyến khích người dân di chuyển từ nông thôn lên thành thị, chính quyền địa phương và các công ty xây dựng đã ào ạt xây thị trấn mới, tạo ra bong bóng bất động sản. Họ cũng góp phần đưa khái niệm "thành phố ma" đến với các đô thị hạng ba và hạng tư, tờ Tuần báo Quảng Châu cho biết.
Các chuyên gia tài chín✨h phương Tây vẫn luôn lo ngại về khả năng vỡ bong bóng bất động sản tại Trung Quốc. Họ chỉ ra rằng kinh tế T🃏rung Quốc phụ thuộc vào xây dựng nhà ở nhiều hơn cả kinh tế Mỹ, trước khi bong bóng vay dưới chuẩn nổ tung vào năm 2007.
Trong 12 "thành phố ma", có bốn ở khu tự trị Nội Mông, như Kangbashi ở Ordos - thành phố phất lên nhờ giàu tài nguyên than. Các điểm khác nằm tại Hà Nam, Giang Tô và Liêu Ninh. Tất cả đều là các quận mới xây với tỷ lệ bỏ trống cao, phản á🅰nh nguy cơ bong bóng bất động sản khi các thành phố hạng ba và hạng tư mở rộng quá nhanh.
Các học giả đổ lỗi tình trạ🀅ng൩ xây dựng mù quáng thành phố mới cho chính quyền địa phương khi ồ ạt bán đất cho nhà đầu tư để giải quyết khó khăn tài chính. Họ cho rằng chính quyền nên giảm cấp đất trong tương lai để hạ nhiệt tốc độ xây dựng một cách hiệu quả.
Các thống kê cũng cho thấy cuối năm 2012, dân số thành thị Trung Quốc đã chạm mốc 712 triệu người, chiếm 52,57% cả nước. Tuy nhiên, nếu đô thị hóa chỉ đơn giản tập trung vào dân số, động thái đẩy nhanh của Trung Quốc sẽ gây ra hàng loạt vấn đề về kinh tế - xã hộ𓆏i. Chính phủ nước này đang tìm cách giải quyết vấn đề trên bằng việc nhấn mạnh vào nâng cao chất lượng đꦅô thị hóa.
Thùy Linh (theo Want China Times)