Hành tinh hình thành khi khí và bụi quay quanh đĩa sao va chạm và cô đặc lại, dần dần trở thành một khối cầu. Hubble phát hiện một hành tinh vẫn đang trong quá trình bồi tụ cách Trái Đất 379 năm ánh sáng, trong chòm sao Centaurus (Nhân Mã), Space hôm 3/5 đưa tin. Hành tinh khí khổng lồ này mang tên PDS 70b và mới chỉ 5 tri﷽ệu năm tuổi.
Dù vẫn đang thu gom vật chất từ sao chủ, hành tinh này đã rất lớn, xấp xỉ sao Mộc. "Đây là hành tinh trẻ nhất mà Hubble từng quan sát trực tiếp", Yifan Zhou, đồng tác giả ng🌜hiên ꦐcứu, chuyên gia tại Đại học Texas, nói.
Tận dụng độ nhạy sáng cực tím của Hubble, yếu tố giúp phát hiện và đo bức xạ từ lượng khí nóng đang tạo ra sao, các nhà nghiên𒈔 cứu đã trực tiếp đo tốc độ gia tăng khối lượn🔯g của PDS 70b. Đây là lần đầu tiên họ có thể đo được tốc độ này.
Đến nay, Hubble đã phát hiện hơn 4.000 ngoại hành tinh nhưng chỉ khoảng 15 trong số đó được chụp ảnh trực tiếp. Hơn nữa, hầu hết trông chỉ như những dấu chấm💮 trong ảnh vì chúng quá xa và nhỏ.
Để nghiên cứu PDS 70b, nhóm nhà khoa học sử dụng kỹ thuật mới mà họ đánh giá là "trải một con đường mới cho công cuộc nghiên cứu ngoại hành tinh sau này, đặc biệt là trong giai đoạn hành tinh hình thành". Với kỹ thuật này, Zhou cùng ♋các đồng nghiệp loại bỏ được ánh sáng chói phát ra từ sao chủ của PDS 70b.
Tia chói từ sao có thể gây khó khăn cho các nhà khoa học nghiên cứu 💖những vật thể xa xôi. Họ thường ꦉcũng gặp rắc rối khi quan sát những ngoại hành tinh ở gần sao chủ. Vì vậy, nhờ loại bỏ tia chói, nhóm nghiên cứu có thể quan sát hành tinh dễ hơn, mở đường cho các nghiên cứu về ngoại hành tinh nằm gần sao chủ trong tương lai.
Ảnh chụp mới của ꦺPDS 70b chưa phải là hình ảnh hoàn chỉnh của ngoại hành tinh này, nhóm chuyên gia cho biết. Họ cần nhiều dữ liệu hơn để có thể khẳng định tốc độ gia tăng khối lượꦫng và khám phá thêm về nó. Việc nghiên cứu kỹ PDS 70b sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự hình thành của những hành tinh khí khổng lồ tương tự.
Thu Thảo (Theo Space)