𒆙Các ý kiến nêu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022), ngày 8/12.
♎Bà Đỗ Thị Thu Hương - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đánh giá bức tranh ngành điện tử có nhiều điểm sáng nhưng cũng tồn tại thách thức cần giải quyết. Trong vòng 6-7 năm gần đây, ngành sản xuất công nghệ điện tử có bước tiến vượt bậc, các doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn đam mê với ngành. Việt Nam hiện có chỗ đứng nhất định trên thị trường là nỗ lực lớn.
😼Để tham gia vào chuỗi cung ứng của các ông lớn, doanh nghiệp Việt phải không ngừng lớn mạnh, hoàn thiện trong quá trình sản xuất. Làm chủ một doanh nghiệp điện tử, bà Hương cũng từng trải qua đầy đủ khó khăn khi làm thế nào để thu hút ông lớn, trải qua quá trình đánh giá gian nan để trở thành nhà cung ứng. Để cạnh tranh với các đơn vị khác, doanh nghiệp Việt phải thường xuyên cập nhật, tối ưu hóa, cải tiến. Nếu như năm 2016, Việt Nam không có đơn vị nào nhà cung ứng cấp một của Samsung thì đến nay có hơn 200 nhà cung ứng, trong đó có 50 đơn vị là nhà cung ứng cấp một.
๊"Tuy nhiên, sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế". Vì vậy, bà mong cơ quan quản lý quan tâm hơn, tạo cơ hội cho các công ty phát triển.
♔Trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, ông Hồng Quốc Cường, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Rynan Technologies Việt Nam cũng đưa nhiều lời khuyên cho cộng đồng startup.
🌄Thứ nhất, các ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp rất đa dạng nhưng để triển khai thì nhiều khó khăn. Do đó, các giải pháp của startup phải cụ thể, giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn. Ông dẫn ví dụ từ Rynan Technologies, khi cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh cho bà con đồng bằng Sông Cửu Long, công ty phải nhập cảm ứng từ Mỹ, Nhật về với chi phí cao.
🧸Dù muốn mô hình kinh doanh được nhân rộng, nhưng công ty nhận ra các thiết bị này áp dụng không hiệu quả vì nước giàu phù sa, cảm ứng mau hỏng. Từ đó, các kỹ sư của Rynan Technologies phải tìm giải pháp mới, thiết kế cảm ứng mới để dễ vệ sinh, bền bỉ, phù hợp với thời tiết. Đó là điều kiện để ra đời ý tưởng đột phá, đổi mới sáng tạo.
ꦅÔng cũng khuyên startup trong chuỗi giá trị từ vật tư đầu vào, canh tác, thu gom, chế biến... cần xác định cụ thể đối tượng khách hàng, để từ đó có mô hình kinh doanh phù hợp.
🎉Kênh kết nối cung cầu ở thị trường quốc tế là một trong những chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công khi xuất khẩu. Ông Lê Phạm Ngọc Châu, đại diện MediaTek Việt Nam cho biết, năng lực của các doanh nghiệp Việt đến thời điểm này khá tốt. Đặc biệt "người Việt có cái rất hay đó là cái gì cũng muốn tự làm". Điều này tốt nhưng cũng có điểm không tốt.
♔Tốt ở chỗ sản phẩm các bạn làm ra tốt, tuy nhiên với những doanh nghiệp nhỏ thì họ sẽ phải rất kiên trì mới có thể thành công. Còn điều không tốt ở chỗ chúng ta không thể ôm đồm và làm tốt hết mọi khâu.
ꩲÔng lấy ví dụ về hai khách hàng lớn ở Việt Nam của MediaTek. Thời gian đầu làm cùng hai khách hàng này, cả hai đều muốn tự làm tất từ A đến Z, từ chip đến sản phẩm cuối cùng, thậm chí bán hàng.
𒈔"Tôi đã phải rất gay gắt với ban lãnh đạo của MediaTek về việc họ làm chip không được nhưng làm với đối tác của MediaTek thì làm được", ông nói.
ꦆSau đó, MediaTek đã cam kết với hai khách hàng này nếu hợp tác sẽ hỗ trợ họ giới thiệu các đối tác phù hợp để tạo ra sản phẩm cuối cùng chất lượng, giá thành phù hợp, bán hàng thành công.
꧟"Kết quả, sau khi kết hợp họ đã đưa được sản phẩm ra thị trường quốc tế", ông Ngọc Châu cho biết.
🐻Ghi nhận các ý kiến từ doanh nghiệp, trong phần phát biểu kết lại phiên thảo luận, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết: "Việt Nam đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đây là cuộc cách mạng được kỳ vọng nhiều nhất, thay đổi thứ hạng, trật tự. Bộ Thông tin và Truyền thông phát động diễn đàn quốc gia hôm nay, nhằm khơi dậy tinh thần Việt Nam, cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn".
꧙Thứ trưởng đánh giá, nhiều giải pháp hay đã được mang tới diễn đàn, nhưng bài toán của đất nước cần được nghiên cứu nhiều hơn. Đó là bài toán về nông nghiệp thông minh trong bối cảnh nông nghiệp Việt còn manh mún, nhỏ lẻ, bài toán về năng lượng theo COP26...
🍰"Các giải pháp phải được giải trong điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Cần phát triển bền vững, nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, lấy thị trường trong nước là cái nôi để đi ra nước ngoài", Thứ trưởng nhấn mạnh.
🐷Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) xoay quanh chủ đề "Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu". Lần thứ tư tổ chức, VFTE 2022 hướng tới việc thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột - Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
🌳Sự kiện tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, với ba hoạt động chính: phiên thảo luận; trao giải Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022; và triển lãm giải pháp số Make in Viet Nam tiêu biểu. Điểm nhấn của diễn đàn là lễ trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2022. Giải thưởng năm nay gồm các hạng mục: Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số và Sản phẩm số tiềm năng.
Minh Tú
✅Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2022 có sự đồng hành của Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, FPT, MoMo, OCB, MobiFone, Điện Quang, MediaTek, Misa, Sun Electronics...