Ngày 🦩8/8, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sau mổ cắt vách ngăn ngang một năm trước, nay bị dính lại, khiến máu kinh nguyệt không thoát ra ngoài. Đây là biến chứng có thể gặp sau mổ, các mô tự do dính vào nhau trong quá trình lành vết thương. Lâu dần sẽ gây tắc nghẽn đường ra của kinh nguyệt dẫn đến tụ máu bên trong cơ quan sinh dục.
"Người bệnh có vách ngăn ngang thường bị ứ máu kinh trong lòng tử cung và âm đạo gây đau đớn", bác sĩ Mỹ Nhi nói, thêm rằng cần cắt vách ngăn ngang, tạo hình🤪 lại ống âm đạo để dẫn lưu máu ra ngoài. Ê kíp hút ra khoảng 500 ml máu kinh ứ đọng, đồng thời bơm rửa âm đạo.
Để giảm nguy cơ tái dính sau phẫu thuậ🌞t, bác sĩ đặt một ống dẫn lưu kích thước lớn vào giữa khoang âm đạo và lỗ màng trinh, duy trì 6-8 tuần. Ống này có tác dụng tạo đường thông cho kinh nguyệt ra ngoài. Sau mổ, Thùy khỏe mạnh, hết đau bụng, tiếp tục được bác sĩ theo dõi tai vòi, tử cung nhằm phòng tránh viêm nhiễm.
Vách ngăn âm đạo là dị tật bẩm sinh, xảy ra trong khi hình thành cơ quan sinh dục bé gái từ trong bào thai🌱. Dựa vào vị tr🍬í, vách ngăn được chia thành hai dạng dọc và ngang.
Vách ngăn dọc chạy dài theo chiều dài của ống âm đạo, có thể chia âm đạo thành hai ống riêng biệt, thường một ống to hơn ống còn lại. Vách này không ngăn cản chu kỳ kinh nguyệt nhưng có thể cản trở sinh hoạt tình dục. Hầu hết phụ nữ gặp phải tình trạng này thường không nhận biết cho đến khi khám phụ khoa.
Vách ngăn ngang chia âm đạo thành khoang trên và dưới. Vách ngăn này thường gây gây ứ kinh, vô kinh, bụng dưới chướng to, đau khi quan hệ tình dục, khó hoặc không thể giao hợp, vô sinh. Một số trường hợp vách ngăn có lỗ nhỏ thì kinh nguyệt vẫn có thể chảy ra nhưng vẫn tồn đọng trong tử cung.
Bác sĩ Mỹ Nhi lưu ý vách ngăn âm đạo c✱ó thể không có ✅triệu chứng nhận biết. Nhiều phụ nữ không nhận ra cơ quan sinh dục bất thường cho đến khi dậy thì gây đau vùng bụng dưới, bụng to.
Bé gái đã đến tuổ🌞i dậy thì nhưng chưa có trong nhiều năm, phụ nữ trẻ khó hoặc không thể quan𓂃 hệ tình dục, đau bụng cần đi khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc bất thường về nội tiết tố nữ, dậy thì muộn...
Tuệ Diễm
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |