Như vậy, lãi suất tại Nga đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm. Lần gần đây nhất là 6 tuần trước, cơ qu൩an này nâng lãi từ 8% lên 9,5%. Website của Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ còn tiếp tục động thái này "nếu nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao".
CNN nhận định cơ quan này vốn có rất ít lựa chọn trong bối cảnh lạm phát tăng cao🐼 và đồng rouble lao dốc. Động thái mới nhất này sẽ càng chồng thêm thách thức cho nền kinh tế đang trên đà suy giảm. Ngân hàng trung ương Nga cũng cho biết không kỳ vọng nước này sẽ tăng trưởng trở lại cho đế♏n năm 2017.
Đến nay, đồng rouble Nga đã mất giá 40% so với USD, do 🐼căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây quanh vấn đề Ukraine. Việc này đã khiến các gia đình và côn🍨g ty Nga phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng nhập khẩu từ các nước khác, và đẩy chi phí đi vay của các doanh nghiệp lên cao.
Trên Bloomberg, Vadim Bit-Avragim tại hãng quản lý tài sản Kapital nhận xét: "Đây là một quyết định quá rụt rè. Nếu mục ti🔜êu của họ là bảo vệ đồng rouble, lãi suất cần phải nâng thêm 2-3% nữa".
Nội tệ suy y🤡ếu cũng khiến giá cả tăng vọt. Trong báo cáo cập nhật kinh tế hàng tháng của ngân hàng trung ương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nga được dự báo tăng 9,4% cuối năm nay, khiến hàng hóa thường ngày càng trở nên đắt đỏ hơn với các gia đình. Mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nga là giữ lạm phát quanh 4%. Nhưng việc đó giờ đã trở nên hoàn toàn phi thực tế.
Giá dầu toàn cầu lao dốc cũng là đòn giáng mạ🐼nh lên Nga, do kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực năng lượng. Xuất khẩu dầu khí còn đóng góp 🃏gần một nửa ngân sách Nga. Giá dầu hiện vào khoảng 61 USD một thùng, giảm gần 40% so với 100 USD hồi tháng 6.
Hàng loạt quan chức và công ty Nga hiện còn phải chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây từ sau khi Nga sáp nhập Crimea và bị cáo buộc ủng hộ quân ly khai tại miền Đông Ukraine. Nga cũng đáp trả bằng các đòn tương tự, khi cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm phương Tây. Những lệnh trừng phạt này không cꦓhỉ làm suy giảm đáng kể niềm tin doanh nghiệp và nhà đầu tư vào Nga, mà còn khiến Đức - đối tác thương mại lớn nhất của Nga chịu thiệt hại.
Về đầu t⭕ư, mối quan hệ đóng băng với phương Tây đã châm ngòi cho làn sóng tháo chạy vốn khỏi Nga. Giới phân tích dự đoán nhà đầu tư sẽ rút 120 tỷ USD khỏi Nga trong năm nay. Còn năm tới, con số này sẽ là 80 tỷ USD.
Dù vậy, Thủ tướng Nga - Dmitry hôm qua vẫn tỏ ra không quá sốt sắng. Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm qua, ông cho biết dù nội tệ giảm giá là đòn giáng mạnh vào tiêu dùng -🧔 động lực chính giúp Nga hồi phục qua khủng hoảng 2008, chẳng có lý do gì để phải "kích động đặc biệt" cả. "Tất cả chúng ta cần phải kiên nhẫn vượt qua thời kỳ khó khăn này và nhìn về tương lai", ông nói.
Hà Thu