Khi đầu tư cho con học thì tài cꩵhính của bạn luôn phải đảm bảo một khoản tiết kiệm (không bị ảnh hưởng bởi chuyện làm ăn khi gặp khó khăn). Năm 2000, vợ chồng tôi có bé đầu tiên. Để có khoản thu nhập lo cho con, cuối năm 2001, chúng tôi bỏ ra khoản tiết kiệm hơn 300 triệu đồng để đầu tư. Khoản thu nhập thêm này ổn định hàng tháng nên hai vợ chồng tôi đã dư lo cho con từ nhỏ, không phải lấy từ nguồn lương chính.
Năm 2004, vợ chồng tôi có bé thứ hai, các khoản chi phí cho hai con cũng từ nguồn đầu tư ban đầu. Vợ tôi kinh doanh riêng, còn tôi đi làm cho công ty nước ngoài, thu nhập của tôi lo chi phí sinh hoạt cho gia đình tính ra cũng chỉ hết một phần. Đến 🔯nay, tôi đã nghỉ hưu sớm từ hơn chục n🎶ăm nay, có nhà để dành cho hai con, có xe tiền tỷ, chuyện tiền bạc không phải lo nghĩ gì.
Đến giờ, con trai lớn của tôi đã học Đại học năm thứ ba, môi trường học tập quốc tế; con trai thứ hai cũng chuẩn bị vào lớp 12. Tất cả các khoản đầu tư cho con học hành, vợ chồng tôi gần như chẳng p✨hải lo lắng.𝔍 Nên chúng tôi có thời gian làm việc tốt hơn.
Mặc dù kinh tế ổn định, có🗹 tài chính để con học môi trường tốt từ nhỏ. Nhưng hai vợ chồng thống nhất chỉ cho con học trường công lập từ⛎ tiểu học đến THPT. Mỗi ngày, con chỉ học một buổi ở trường, thời gian còn lại, con về nhà được chăm sóc tốt hơn. Tôi chỉ quan tâm cho con học Đại học ở môi trường nào, chứ thời phổ thông cứ trường công lập là đủ kiến thức để chúng bước ra ngoài môi trường quốc tế ở bậc Đại học.
Tất nhiên mỗi người có cách đầu tư cho con học hành riêng, không ai giống ai. Khi đã đầu tư cho con học thì khoản học phí tăng 15-20% mỗi năm cũng không phải vấn đề gì quá khó hiểu. Thế nên, nếu tài chính không tốt, cha mẹ phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cho con học ở môi trường quá tốn kém. Riêng tôi, ngoài khoản đầu tư cho con học hành, số tiền đầu tư còn có giá trị gấp nhiều lần so với ban đầu, tiếp t൲ục được để dành cho các con tôi sau này khi cần đến.
>>Cha mẹ giàu nhưng để con khởi nghiệp từ tay trắng
Nói thêm về môi trường học tập, học ở đâu cũng có nhiều cơ hội. Vấn đề là học như thế nào và tài chính của gia đình đi kèm có đảm bảo hay không. Nếu cố cho con học ở các trường phổ thông quốc tế ở Việt Nam trong khi tài chính gia đình gặp khó khăn, đến khi không kham nổi, con buộc phải chuyển qua học trường công lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Con củ𒀰a bạn tôi cũng từng rơi vào tình trạng này. Còn nếu con đang học chương trình trong nước, chuyển qua quốc tế sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bố mẹ đã chuẩn bị ngoại ngữ tốt cho con.
Còn nói về cơ hội việc làm khi học ở trường quốc tế thì cũng phải xem năng lực của con bạn có đáp ứng được theo các cấp bậc sau khi tốt nghiệp THPT hay không? Chủ một doanh nghiệp cung cấp hàng cho cơ sở kinh doanh của tôi cũng có hai con đều học trường quốc tế. Đến lớp 11, các cháu chuyển sang nước ngoài học, nhưng sau khi tốt nghiệp THPT, cũng ꧒chỉ đủ khả năng vào Cao đẳng.
Tôi có bốn đứa cháu sinh ra và lớn lên bên Mỹ (California), nay đã ở độ tuổi 30-36. Sau khi tốt nghiệp THPT, chúng cũng chỉ đủ khả năng vào Cao đẳng, 🌱sau này mới học lên Đại học. Thu nhập và cuộc sống cũng chẳng có gì nổi trội. Trong khi đó, hai đứa cháu gái tôi ở Việt Nam, chỉ học trường công lập, ngoại ngữ học trung tâm. Khi tốt nghiệp THPT, một cháu vào Đại học ở Mỹ, sau đó học tiếp bậc sau Đại học. Cháu còn lại học Đại học tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp cũng du học sau Đại học, nay đã ra trường và đi làm.
Con trai lớn của tôi năm nay cũng học Đại học năm thứ ba, thời phổ thông cũng chỉ học trường công lập một buổi/ ngày, ngoại ngữ học ở trung tâm ba tiếng/ tuần. Ở đây, tôi chỉ muốn nói r🐎ằng, dù học trường công lập hay tư thục trong nước, nhưng nếu các con chịu khó học, vẫn có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường học quốc tế tiên tiến sau THPT. Khả năng và cơ hội đến đâu, phải sau này mới nói được, chứ bậc phổ thông dù học ở đâu cũng chưa chắc chắn được điều gì.
>> Bài viếtkhông nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.