Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hôm qua chiếm đóng một phần ba thị trấn chiếꦫꦇn lược Kobani. Nếu Kobani hoàn toàn thất thủ, IS sẽ nắm quyền kiểm soát hơn một nửa đường biên giới dài 820 km nằm giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, theo Soner Cagaptay từ Viện Chính sách Cận Đông.
Những cuộc tấn công dữ dội và sự thắng thế của IS trước lực lượng dân quân tự vệ người Kurd tại thành trì này là thử thách đầu tiên cho lòng kiên nhẫn của liên minh do Mỹ dẫn đầu đối với một chiến dịch quân sự mà tới nay chưa thể giúp họ giữ đất đai ở Syria, theo Reuters.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8/10 có cuộc 🐎gặp mặt với các nhân vật chủ chốt của Lầu Năm Góc. Chính quyền ông Obama cho biết họ không đặt kỳ vọng quá cao vào kết quả của những cuộc không kích trên chiến trường Syria đồng thời nhận định Kobani dễ rơi vào tay các phần tử cực đoan IS trong những ngày tới.
Ngoại trưởng John Kerry nói việc để mất Kobani không phải là một thất bại về chiến lược. Nhiều quan chức Mỹ nhấn mạn⛎h trọng tâm của chiến dịch vẫn là Iraq. Theo dự tính ban đầu, các cuộc dội bom ở Syria chỉ nhằm mục đích làm suy giảm sức mạnh của IS tại nước láng giềng Iraq trước khi tiêu diệt chúng hoàn toàn ở cả hai quốc gia.
Tuy nhiên, kế hoạch này đòi hỏi phương Tây một sự kiên nhẫn và điều này có vẻ đang cạn dần trước các tội ác ngày càng tăng tiến cũng như những chiến thắng nhất thời mà IS giành được. "Chứng cứ cho thấy phương pháp tiếp cận 'Iraq trước tiên' bằng cách tiến hành các cuộc không kích chưa thể khiến IS bị suy yếu", Reuters dẫn lời Buck McKeon, chủ tịch Ủy baওn🌺 Quân sự Hạ viện, nói.
Chiến thắng của IS ở Kobani có thể dẫn đến một sự đàn áp tàn bạo hơn đối với cộng đồng người Kurd, theo Cagaptay. "Nếu Kobani thất thủ trước IS, những hình ảnh thu được từ đó ắt hẳn phải rất khủng khiếp... thế giới hiển nhiê🧔n sẽ phản ứng lại một cách mạnh mẽ".
Lầu Năm Góc từng cảnh báo, nhꦆững gì Mỹ có thể đạt được với các cuộc không kích ở Syria vẫn bị giới hạn nhiều mặt. Chiến lược này chỉ phát huy sức mạnh khi phiến quân đường lối ôn hòa thân phương Tây ở đây gom đủ sức mạnh để đẩy lùi IS. Bên cạnh đó, ông Obama cũng loại trừ khả năng điều động đơn vị bộ binh Mỹ tới chiến đấu trong khu vực. "Tại Syria vào thời điểm này, chúng ta không có một lực lượng trên bộ đủ khả năng để hợp tác", Chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm góc, ch👍o biết.
Quá trình đào tạo bộ binh ở Syria sẽ tốn nhiều thời gian. Theo ông Kirby, Washington phải cần đến 5 tháng chỉ để thông qua quá trình tuyển dụng, sàng lọc thành viên phe đối lập và gửi họ tới chương trình huấn luyện của Mỹ tại Saudi Arabia. "Đây là khoảng thời gian trước khi bạn khởi động bất kỳ cuộc tập huấn nào. Vì thế đó sẽ là một nỗ lực trong dài hạn", Reuters dẫn lời ông nói.
Chuyên gia quân sự cho rằng thế giới buộc phải đối mặt với những thất bại thường xuyên ở Syria ít nhất là cho đến khi các tay súnꦰg thân phương Tây có thể sẵn sàng hoạt động. "Cần chấp nhận rằng chúng ta sẽ phải chịu những bước lùi như thế này tới khi có được sự phối hợp hành động giữa các đơn vị trên không và trên bộ", James Dubik, trung tướng về hưu, người từng giám sát quá trình đào tạo chi🥃ến binh Iraq dưới thời tổng thống Bush, bình luận.
Christopher Harmer, cựu phi công hải quân, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cảnh báo từ giờ đến lúc đó, IS có khả năng dựa vào những chiến thuật của mình để dễ dàng tránh khỏi các cuộc dội bom. "Không kích là phương pháp tốt nếu tấn công các ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmục tiêu tĩnh như một cây cầu hay nhà máy lọc dầu", Harmer nói. "Nhưng vấn đề hiện nay là chúng ta cần🌌 tìm diệt một toán các cá thể nhỏ lẻ và phân tán. Rõ ràng chiến thuật không thật sự hiệu quả".
Lầu Năm Góc lại tin rằng sách lược này phù hợp vì nó được xây dựng chỉ nhằm ngăn chặn việc IS biến Syria thành "trụ sở đầu não", nơi൩ để chúng tái cung cấp, huy động tài chính và ra mệnh l🏅ệnh với chiến binh tại Iraq.
Vũ Hoàng (theo Reuters)