Tỉnh Kon Tum vừa giao Sở Kế hoạch & Đầu tư lập ⭕thủ tục thu hồi giấy chứng nhận và chấm dứt hoạt động dự án trồng cỏ và nܫuôi bò thịt công nghệ cao của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Công trình từng được dự kiến có tổng đầu tư 1.600 tỷ đồng, đượဣc trao quyết định đầu tư hồi tháng 5/2015.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cho biết, dù đã có giấy chứng nhận đầu tư nhưng với dự án này, phía Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa triển khai hoạt động gì. Đồng thời, doanh nghiệp cũng dự định không phát triển dự án tại khu vực Kon Tum nữa và chưa có kế hoạcꦑh chuyển công trình này sang nơi khác. Tuy nhiên, Bầu Đức từ chối nói về lý do không thực hiện dự án. Trước đó, ông từng nhiều lần tuyên bố tự tin về lợi nhuận của các dự án nuôi bò công nghệ cao.
Riêng về d🔯ự án này, Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai - Võ Trường Sơn từng cho biết dự án có quy mô đàn bò ban đầu là 35.700 con bò sinh sản (gồm bò cái sinh sản và bò đực để lai tạo giống), sau đó sẽ nâng lên 111𒉰.880 con, gồm bò sinh sản và bò vỗ béo. Quy trình chăn nuôi của dự án là khép kín và áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa vào chăn nuôi.
Dự án kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh Kon Tum, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500 lao động, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây. Trước đó, trong quý I/2016, doanh thu𝔉 từ bán bò tại các dự án của Hoàng Anh Gia Lai đạt 1.233 tỷ đồng, chiếm 62,5% ♋trong cơ cấu doanh thu.
Trước đó, dù được phát tín hiệu chấp thuận giãn nợ từ phía ngân hàng song nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai thực tế vẫn đang vượt 28.000 tỷ đồng. Trong khi đó, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành 🔥chăn ♔nuôi được dự báo sẽ khó khăn khi thuế với các loại thịt bò, gà… sẽ về 0% trong lộ trình 10 năm.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò ꦗcông nghệ cao. Công ty đã dành tới 6.300 tỷ đồng vào dự án chăn nuôi với tổng đàn 236.000 con, trong đó có 120.000 con bò sữa.