Cuối tuần qua, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Twice tổ chức đêm nhạc trực tuyến World in A Day. Concert là buổi diễn đầu tiên của nhóm kể từ tháng 3, sau khi đêm nhạc Twice World Tour 2019 - Twice Lights bị hủy vì dịch. Chương trình kéo dài trong hai giờ, với 15 tiết mục. Ngoài hát, nhóm giao lưu, tương tác người hâm mộ. Trước đó, hôm 8/8, Monsta X cũng gặp gỡ fan qua buổi hòa nhạc trực tiếp toàn cầu Monsta X Live From Seoul With Luv.
Các công ty giải trí Hàn Quốc đi đầu trong việc thực hiện concert trực tuyến có thu phí, thay đổi hoạt động của thị trường âm nhạc thời dịch, theo SCMP.
Từ đầu tháng 2, khi Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, loạt chương trình giải trí, hòa nhạc bị hủy bỏ. Nhiều nghệ sĩ trên thế giới đã chuyển sang hình thức giao lưu trực tuyến như BTS Online Concert Weekend của BTS hay chương trình từ thiện One World: Together At Home với sự tham gia của Lady Gaga, Elton John,♎ Taylor Swift, Billie Eilish... Tuy nhiên, hầu hết chương trình miễn phí.
SM Entertainment là đơn vị đầu tiên tổ chức concert trực tuyến thu phí với chương trình Beyond the Future của SuperM. Sự kiện thu hút hơn 75.000 người đến từ 109 quốc gia trên thế giới. Với giá vé 26 USD (hơn 600 nghìn đồng) một người, tổng số tiền thu được lên tới hơn 2,4 triệu USD (hơn 55 tỷ đồng). Trong khi đó, theo Billboard, đêm nhạc hồi tháng 2 của nhóm tại The Forum ở California có doanꦯh thu chỉ h💙ơn 1 triệu USD (hơn 22 tỷ đồng).
Đại diện SM cho biết: "Với trung bình khoảng 10.000 người tham dự một đêm nhạc trực t🌼iếp, sự kiện đá🍬nh dấu con số gấp 7,5 lần. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của các sự kiện trực tuyến trong thời buổi hiện nay". Từ cuối tháng 4, SM tổ chức loạt concert trực tuyến cho các nghệ sĩ như Super Junior, TVXQ, WayC, NCT 127, NCT Dream...
Nắm bắt thành công, SM Entertainment hợp tác JYP Entertainment, Naver thành lập công ty Beyond LIVE Corporation (BLC) nhằm phát triển chuỗi concert trực tuyến Beyond LIVE. Đại diện SM nói: "Sức mạnh tổng hợp từ mạng lưới toàn cầu của JYP, khả năng sản xuất nội dung của SM và công nghệ của Naver có thể đưa Beyond LIVE thành thương hiệu concert online, tăng cường phát t♎riển kinh doanh toàn cầu trong thời dịch".
Nhóm nhạc hàng đầu BTS cũng nhanh chóng bắt nhịp xu hướng khi tổ chức concert Bang Bang Con: The Live, thu hút 756.600 khán giả từ 107 quốc gia, gấp 15 lần đêm nhạc trực tiếp ở sân vận động có 50.000 khán giả. "Ông lớn" CJ Entertainment cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi đưa KCON: TACT 2020 Summer từ sự kiện thường niên trở thành lễ hội꧒ âm nhạc trực tuyến trả phí l⛄ớn nhất hè năm nay.
Concert trực tuyến đáp ứng nhu cầu giải trí, giá cả phù hợp với người hâm mộ. Theo SCPM, giá vé dao động từ 25 - 40 US🎃D (460 - 925 nghìn đồng), trong khi đó vé xem trực t♚iếp lên tới 72 - 360 USD (1,6 - 8,4 triệu đồng). Sau khi mua vé qua ứng dụng, chỉ cần một máy tính kết nối internet, họ có thể thưởng thức buổi diễn, thay vì phải tốn thêm chi phí đi lại, ăn ở. Ngoài ra, khán giả có thể xem lại trên VOD (video theo yêu cầu).
Các công ty quản lý của Hàn Quốc đầu tư công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho người hâm mộ. Tương tự đêm nhạc trực tiếp, concert online thường kéo dài trong khoảng hai giờ, với 15 - 25 tiết mục theo nhiều chủ đề. Công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) được ứng dụng. Ở phần mở màn Jopping của SuperM, khán giả được chiêm ngưỡng hình ảnh các ca sĩ đang trình diễn trước pháo đài La Mã và bên dưới là hàng nghìn người reo hò, vẫy lightstick. Khi nhóm thể hiện bài hát mới Tiger Inside, những chú hổ xuất hiện trên sân khấu. Show còn áp dụng multi-cam (tính năng tùy chọn góc quay), cho 🀅phép người h🦂âm mộ lựa chọn góc quay cận cảnh ca sĩ mình yêu thích.
Một chức năng cho phép khán giả vẫy lightstick ảo kết hợp âm thanh reo hò, cổ vũ, tạo cảm giác như đang ở sân vận động. Gương mặt của người xem được hiển thị trong các ô màn hình LED trên sân khấu. Một khung trò chuyện được thiết lập để fan có thể nhận xét, đặt câu hỏi với nghệ sĩ. Số ít người hâm mộ được chọn để giao lưu cùng thần tượng. Brooke Morgan, 18 tuổi, fan của nhóm SuperM nói trên Teenvogue: "Nếu bạn tắt đèn trong phòng và đặt máy tính trước mặt, bạn sẽ cảm giác như đang thực sự ở đêm൩ nhạc. Có lúc bạn như đứng trên sân khấu✃ cùng ca sĩ và chuẩn bị trở thành một vũ công vậy".
Các nghệ sĩ hài lòng khi đượ𝐆c giao lưu với người hâm mộ trong thời dịch. Ca sĩ Mark của SuperM nói trong concert: "Lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ fan với hình thức này nên tôi tưởng rằng buổi diễn sẽ gượng gạo lắm. Tuy nhiên, mọi thứ đều rất tuyệt. Tôi cảm thấy người hâm mộ như đang ở trực tiếp trong hội trường". Trưởng nhóm RM của BTS cho biết: "Đây liệu có phải là tương lai của các buổi hòa nhạc? Thực sự có một chút đánꩵg sợ. Nhưng chúng tôi có thể làm được điều này vì những người hâm mộ đến từ khắp thế giới".
Lee Dong Yeon - Giáo sư tại Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc - nhận định sự kiện trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn biểu diễn trực tiếp. Tuy nhiên, nó cho thấy tiềm năng của các buổi hòa nhạc không tiếp xúc. "Trong tương lai, chúng ta cần suy nghĩ về cách phát triển cả hòa nhạc trực tuyến lẫn trực tiếp", ông nói. Nhà nghiêꦇn cứu đầu tư Lee Hwa Jung cho biết concert trực tuyến góp phần thúc đẩy doanh thu của nghệ sĩ. Ngoài bán vé, họ thu về một khoản không nhỏ từ các sản phẩm ảo như lightstick, sticker...
Các hoạt động giao lưu người hâm mộ của ngôi sao Kpop như fansign (ký tặng), fanmeeting (giao lưu) cũng được chuyển sang trực tuyến. Thông thường, fansign được tổ chức khi nghệ sĩ phát hành sản phẩm mới. Người hâm mộ mua nhiều album vꦰà có lượt bốc thăm may mắn sẽ được gặp ca sĩ. Hiện tại, sự kiện được chuyển sang hình thức gọi video trực tuyến. Khán giả may mắn sẽ có ít nhất một phút để nói chuyện với th♏ần tượng qua các ứng dụng như KakaoTalk, Line, Skype, Zoom... Trong khi đó album có chữ ký sẽ được chuyển đến tận nhà.
Tờ JoongAng Ilbo nhận định các sự kiện giao lưu trực tuyến không chꦐỉ được vận hành trong thời dịch mà là xu hướng trong vài năm t🔯ới, khi nền kinh tế cũng như cuộc sống người dân phục hồi sau dịch.
Hiểu Nhân