Sau 9 năm làm việc cho một tờ báo ngày ở Tây Australia, Ronan O’Connell chuyển tới Thái Lan để làm nhà báo và nhiếp ảnh gia tự do. Vài tháng anh ở Thái Lan, vài tháng sau lại sống ở Ireland. Trong thời gian này, anh du lịch liên tục tới các quốc gia ở châu Á và Âu, theo News.
Đã đặt chân tới hơn 50 q༺uốc gia để viết và chụp ảnh, chàng trai 35 tuổi cho biết đã gặp những trải nghiệm "nhớ đời".
Rắc rối với ảnh khiêu dâm ở Kyoto, Nhật Bản
Giao thông công cộng ở Nhật Bản luôn được đánh giá là yên tĩnh và văn minh nhất thế giới. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc nói chuyện điện thoại c꧋ũng bị cấm trên các chuyến tàu và xe bus.
Trong một lần lên tàu điện🃏 ngầm, Ronan sốc khi nhìn thấy người đàn ông trung niên Nhật Bản đọc tờ báo có nội dung khiêu dâm, được xếp hạng X.
Do vị trí đứng của mình, Ronan là người duy nhất trên chuyến tàu hôm🌱 đó biết bí mật "tội lỗi" này. Nghĩ rằng đây là một điều vui🐻 vẻ, nên anh đã lén lút chụp ảnh người đàn ông đang xem tạp chí. Nhưng anh đã mắc sai lầm. Khi chụp ảnh, đèn flash điện thoại của anh phát sáng, và người đàn ông phát hiện. Ông quay lại và hét lên, buông tờ báo xuống.
Những người đi tàu quay xuống nhìn rồi mắng cả hai, vì việc dùng điện thoại trên tà𒐪u điện và cả những hình ảnh nhạy cảm đang lộ trên mặt đất. Ronan thấy ngượng khi mọi người nghĩ rằng anh cùng "đội" người đàn ông xem ảnh khiêu dâm ki🌸a.
Khi xuống ở trạm dừng kế tiếp, cả hai bị người bảo vệ trạm gác thắc mắc về hành động trên tàu điện ngầm. Nam du khách Aust🌠ralia đã rất bối rối và chật vật để giải thích về trò đùa của mình. Trước khi rời đi, anh đã bị cảnꦅh cáo.
Ronan khẳng định, đây là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng, anh "✱lấn sân" vào lĩnh vực nhiếp ảnh khiêu dâm.
Bị dí dao vào ngực ở Kuala Lumpur, Malaysia
Khi đang mải mê chụp ảnh dọc theo bờ sông Klang, Kuala Lumpur, Ronan bỗng thấy một vật gì đó lóe lên trước ống kính máy ảnh của mình. Sau âm thanh vỡ của thủy tinh, Roman cảm thấy đau ở cằm. Anh phát hiện ra mộജt số mảnh kính bị vỡ đã đập mạnh vào mặt mình. Ai đó đã ném một chiếc chai rỗng vào anh.
Ngẩng lên, Ronan thấy một người đàn ông trẻ châu Á đꦯang la hét với mình, rồi nhanh chóng biến mất. 10 phút sau, một người đàn ông đ🌌ột nhiên xuất hiện trước mặt và dí dao vào ngực Ronan. Người này yêu cầu anh giao chiếc máy ảnh trị giá 5.000 USD.
Những chiếc xe đang di chuyển trên đường giảm tốc độ, người dân địa phương nhìn chằm chằm vào Ronan để xem có chuyện gì xảy ra. Anh liếc về những chiếc xe để cầu cứu. Khi ý thức được đang ở♑ một mình, Ronan nhanh trí hét lên "cảnh sát kìa" và chỉ về phía sau. Lợi dụng sơ hở, anh 🎃quay đầu chạy thật nhanh khỏi khu vực. Người đàn ông đuổi theo Ronan nhưng sau đó bỏ cuộc.
Sự c💯ố lần này khiến Ronan toát mồ hôi. Anh mong rằng đây là sự cố cuối cùng của mình ở Kuala Lumpur, một thành phố được Ronan đánh giá là thân thiện, an toàn nꦛhất trong số những nơi từng ghé thăm.
Hỗn loạn ở Trung Quốc
Ronan đến Trung Quốc đúng dịp Tết nguyên đán 2014. Đây là thời điểm Trung Quốc diễn ra cuộc di cư lớn nhất tro🌱ng năm, với hàng chục triệu người dân từ thành phố đổ về quê hay du lịch.
Ngày anh chuẩඣn bꦆị bay đến Hàng Châu, các chuyến bay đều bị trì hoãn do thời tiết xấu. Ronan đã phải đợi 8 tiếng ở sân bay, trong khi các hành khách Trung Quốc dần trở nên cáu kỉnh.
Nửa đêm hôm đó, hành khách được di chuyển đến kháchꦜ sạn gần sân bay cùng 🅘lời hứa hẹn có thể khởi hành vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, mọi người la hét và căng thẳng.
Chiều hôm sau, các chuyến bay vẫn chưa thể khởi hành. Cơn giận dữ của mọi người bị đẩy lên đỉnh điểm. Một nhóm nam hành khách vây quanh hai nữ nhân viên của hãng bay và xô xát xảy ra. 𒀰Mọi thứ trở nên hỗn loạn.
🎉Bố của Ronan, người đi cùng anh trong chuyến đó, cảm thấy lo lắng với sự cố trên. Sau khi nhìn quanh không thấy cảnh sát hay an ninh sân bay xuất hiện, hai bố con anh liền mang hành lý và lặng lẽ rời khỏi khu vực nhộn nhạo này.