Pha sữa cho con bằng nước nguội
Vợ tôi sinh mổ, mấy ngày đầu không có sữa. Đêm đó, cu Tí mới chào đời được ba ngày, cả nhà tôi vẫn còn ngủ tại bệnh viện. Tôi đang mơ màng thì vợ lay dậy pha sữa cho con. Mắt nhắm mắt mở, tôi rót nước từ chai nước suối sang bình của con, rồi múc sữa đổ vào, lắc thật lực. Cu Tí đói, uống ngon lành. Sau đó, c🌳ả nhà ung dung ngủ tiếp. Đến sáng hôm sau, tôi mới giật mình nhớ ra, tôi đã quên không đổ nước nóng vào bìn🐎h sữa. Cũng may, hồi đó tháng 10, thời tiết Hà Nội khá nóng, nên cu Tí vẫn tiêu hóa tốt sữa công thức pha bằng nước nguội của bố.
Thời sơ sinh, cu Tí hay quấy khóc lúc đêm. Thường thì bố mẹ chỉ dỗ vài phút là cu cậu nín và ngủ lại. Một hôm, chúng tôi nảy ra ý tưởng chụp hình lúc anh chàng quấy khóc. Hai vợ chồng mặc đẹp cho con và lôi máy ảnh ra chụp choẹt. Cu cậu nhìn thấy “đồ chơi lạ” cười thích chí, quên luôn khóc, còn bố mẹ thì thấy rất vui. Phạm Việt Hùng (44 tuổi, Hà Nội, con trai 9 tuổi).
"Hớ" vì nghe đồng nghiệp tư vấn chém gió
Vài ngày sau khi sinh, vợ t𒁏ôi bị tắc sữa. Trong khi vợ gọi điện nhờ bạn bè tư vấn thì tôi cũng rất nóng lòng tâm sự với mấy đồng nghiệp, xem vợ họ có từng trải qua tình huống này không và cách giải quyết ra sao. Thời điểm con tôi chào đời, trong văn phòng có hai ông bố khác vừa có con đầu lòng, hai ông khác thì có con một tuổi nên câu chuyện của cánh đàn ông lần nào cũng có đề tài bỉm sữa.
Mấy ông bạn mách tôi, nếu vợ tắc sữa thì chồng phải dùng tay nặn ra. Tôi về nhà, làm theo hướng dẫn của các ông bạn, vợ tôi đau khóc thét lên mà sữa thì vẫn tắc. Tôi lên công ty phản ánh lại kết quả thì té ngửa mình bị tư vấn “đểu”. Chưa ông nào trải qua tình huống đó cả, toàn đoán mò rồi chém gió với nhau. Cũng may sau đó, mẹ vợ tôi mua lá trầu về chữa mẹo cho vợ, nhóc con tha hồ bú tí. (Hoàng Văn Tuấn, TP HCM, 31 tuổi, con trai 4 tuổi)
Mang bỉm vào... phòng họp
Tôi thích chơi với con, nhiều hôm đi làm về, tháo giầy là chạy thẳng lên phòng của hai mẹ con, mang luôn cả ba lô vào đó, lấy laptop bật ♏nhạc thiếu nhi cho con nghe. Một lần đi họp với đối tác, tôi lấy laptop ra khỏi ba lô. Cái laptop vừa được lôi ra ngoài thì cũng có hai cái bỉm trẻ con rơi ra, mọi người trong phòng cười ồ, may mà cuộc họp chưa bắt đầu. Đến bây giờ tôi cũng không thể nhớ nổi mình đã nhét mấy cái bỉm đó vào ba lô từ lúc nào (Bố bé Hoàng Anh, TP HCM, 32 tuổi, con trai 2 tuổi)
Làm hề cho con ăn bột bị đồng nghiệp bắt gặp
Con đầu lòng của tôi hơi biếng ăn, cứ nhìn thấy bố mẹ mang bát ra là nó quay đầu đi. Mỗi lần cho con ăn, cả nhà ầm ĩ như một cái chợ. Tôi thường đội nón lá của bà, vẽ son lên má làm hề để cho bé mải cười mà há miệng ra cho vợ đút bột. Có một lần, vào dịp Tết, tôi đang trong bộ dạng hài hước như thế thì mấy đồng nghiệp đến chơi. Lúc đó tôi xấu hổ, trốn vội vào toilet thay đồ. Giờ nhớ lại vẫn thấy buồn cười, đúng là có con vui thật, mình làm những việc có vẻ rất ngớ ngẩn mà chẳng bao giờ mình nghĩ mình sẽ làm. Tuy nhiên, đến đứa thứ hai thì tôi không còn diễn hài nữa, một phần vì vợ chồng tôi biết cách cho con ăn khoa học hơn, bé được ngồi vào ghế và người lớn chỉ xúc cho bé trong 30 phút, nếu bé ăn không hết, chúng tôi cũng cất bát đi. (Nguyễn Chí Trung, Hà Nội 40 tuổi, con trai 6 tuổi)
Lần đầu dám hát ru
Nhóc con nhà tôi đến hôm nay vừa tròn một tháng. Bây giờ, tôi vẫn còn nguyên cảm giác hạnh phúc của ngày đón con chào đời. Tôi muốn được giúp vợ mọi lúc mọi nơi. Ngày vợ vẫn còn nằm viện, đêm tôi nằm cạnh giường của hai mẹ con để tiện chăm con lúc bé thức dậy hay tiện bê đỡ vợ dậy. Cứ lúc rảnh, tôi lại lên mạng đọc các bài viết hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Cũng nhờ có con mà lần đầu tiên trong đời, tôi dám mạnh dạn hát ru, không chỉ ru con ngủ mà ru... cả vợ ngủ nữa. (Vũ Thường Quân, 29 tuổi, Hà Nội, con gái sinh tháng 6/2015)
Ghi sổ khi con ị
Trong tháng đầu tiên, con tôi xì xoẹt hàng chục lần mỗi ngày. Một mình tôi loay hoay với việc ăn, ngủ, ị của con. Cả ngày, tôi cẩn thận đếm số lượt con ị. Sau đó sợ quên, cứ mỗi lần con ị, tôi lại ghi chép vào sổ, miêu tả chi tiết. Cũng may, nhờ ghi lại cẩn thận mà tôi phát hiện ra bé có vấn đề về tiêu hóa nên kịp th🐼ời thay đổi thực đơn của mẹ để con khỏi đi ỉa c🔯hảy.
Tôi là người hay ghi chép, thích viết lách, từ lúc mang bầu, tôi đã có một cuốn sổ ghi lại những cảm xúc của mình. Khi con ra đời, tôi cũng có một quyển sổ khác ghi lại những cảm xúc về con, một cuốn sổ ghi lại những sự thay đổi của con. Tôi ghi nhật ký được khoảng một năm, sau đó công việc bận rộn, không còn ghi thường xuyên rồi bỏ hẳn. Bây giờ tôi vẫn còn giữ những cuốn sổ này làm kỷ niệm nhưng tôi không còn ghi chép gì nữa khi sinh bé thứ hai. (Mẹ bé Đan Thư, Hà Nội, 36 tuổi, con gái 8 tuổi)
Mẹ chồng thương tôi lấy chồng xa, không được ở gần cha mẹ ruột, cháu ngoại không được ở gần bà ngoại nên chăm sóc mẹ con tôi rất kỹ. Tôi chỉ việ𝄹c chăm con nên cũng có nhiều thời gian nhìn bé lớn lên mỗi ngày. Tôi viết nhật ký ghi ⛄lại từng sự thay đổi của con. Tôi còn bôi mực vào lòng bàn tay, bàn chân con và in lên trang nhật ký, ghi lại ngày đó, tháng đó tay con lớn được chừng này.
Ngày thôi nôi, theo truyền thống, gia đình bày một cái mâm trong đó có đủ thứ từ sách vở, kìm, bánh, bút, cây sáo.... để cho trẻ bốc, xem trẻ bốc thứ gì mà đoán sở thích hay nghề nghiệp của nó sau này. Nhóc con nhặt cây sáo rồi cây viết. Mọi người cười bảo, thôi, thế là sau lại đàn ca sáo thổi, văn nghệ văn gừng như cha mẹ rồi. (Khiếu Thị Hoài, Quảng Nam, 36 tuổi, con trai 9 tuổi)
Kim Anh
Chia sẻ những kỷ niệm vui của gia đình bạn khi chăm con đầu lòng về [email protected]