Tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp năm 2012, anh Ngư vào Bình Dương làm kỹ sư chế biến lâm sản tại một 𝔍công ty gỗ. Hai năm sau, anh kết hôn với cô gá♌i cùng quê Lê Thị Thu Trang, nhân viên văn phòng. Tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dao động 25 triệu đồng, được xem là ổn định.
Nhưng anh Ngư nói không hài lòng bởi bản thân đang làm thuê, "trên đe dưới búa". Quản lý hơn chục ⭕công nhân, nếu anh làm chặt thì họ trách móc, nới l💞ỏng thì lại bị ông chủ mắng.
N🍎hững lần về thăm quê ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, anh Ngư ấp ủ ý tưởng làm nông nghiệp, nhưng không có đất và chưa định hình sẽ trồng cây gì, nuܫôi con gì. Ở Bình Dương, tranh thủ ngày nghỉ, anh lái xe đến các tỉnh lân cận tham quan các mô hình nuôi bò nái và lợn rừng chờ cơ hội.
Giữa năm 2016, khi cán bộ địa chính xã Sơn Giang báo có một người trả lại 1,5 ha đất đầu thầu vì làm nông nghiệp không thàn🧸h công, anh Ngư gọi điện về cho bố nhờ lên xã thuê đất lập trang trại. Vài ngày sau, anh viết đơn xin nghỉ việc💝, dù vợ mới sinh con đầu, lương hai người đã tăng lên 30 triệu đồng mỗi tháng.
Bố mẹ anh phản đối gay gắt việc con trai bỏ phố về quê. "Mình học hành bài bản để thoát ly khỏi nông dân, bây giờ quay lại điểm xuất phát ban đầu là sao", anh Ngư nhớ lại lời bố nói 7 năm trước. Chị Trang ban đầu cản, ಌsau thấy chồng quyết tâm nên đàn☂h nghe theo.
Có sẵn í♏t vốn tích góp, anh Ngư mượn bìa đỏ của bố mẹ cùng hai người họ hàng làm hồ sơ vay 800 triệu 🌼đồng khởi nghiệp. Anh xây nhà điều hành, 3 dãy chuồng trại, mua 10 con bò sinh sản trị giá 250 triệu đồng về nuôi. Ổn định xong nơi ở, anh đón vợ con từ Bình Dương về.
Trang trại trước đây là đồi trồng keo và chè, hàng ngày anh Ngư thuê máy cải tạo đất, vợ chồng thay phiên nhau nhặt cỏ, dọn sạch vườn. Để lấy ngắn nuôi dài, đầu năm 2017 anh💜 mua 200 con gà ri về chăm sóc, cứ sau 4 tháng là xuất bán lấy tiền trả lãi các khoản vay. Lứa gà đầu tiên lãi 10 triệu đồng, anh Ngư động viên vợ tiền thu về đang ít, nhưng nếu kiên trì chắc chắn lời.
Tuy nhiên, vận rủi ập đến cuối năm, khi đàn bê 10 con đến kỳ xuất bán thì giá rớt. Một con bê 5-6 tháng tuổi trước bán 12-14 triệu đồng, sau còn 4 triệu đồng. Các đối tác lớn trong nước k𝄹hông thu mua vì xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn. "Thua lỗ cả trăm triệu đồng, tôi ăn không ngon, ngủ thiếu giấc, giảm từ 64 xuống còn 57 kg chỉ trong hai tháng", anh kểౠ.
Anh Ngư tính toán, căng thẳng nhất là khoản vay hàng trăm triệu đồng từ ngân hà🌜ng, mỗi tháng cần ít nhất khoảng 5-7 triệu đồng trả lãi. Tận dụng chính sách hỗ trợ nông dân, anh vay thêm vốn mua máy cày 33 triệu đồng ngoài làm đất cho trang trại và tranh thủ cày thuê cho xóm làng lấy tiền chi tiêu hàng ngày. Biết thêm nghề cơ khí, hễ ai gọi anh đều đi làm.
"Nhiều hôm đi làm về khuya, thấy vợ vẫn thức chờ ăn cơm, tôi đau nhói, tự hỏi liệu quyết định về quê có sai không. Trong đầu cũng nảy ý định trở lại 🐬miền Nam làm việc kiếm tiền trả nợ để gia đình bớt áp lực, sau này nếu tích lũy được vốn thì về ⛄vực dậy trang trại", anh Ngư kể.
Nhưng ý nghĩ đó chỉ tồn tại trong vài tiếng buổi tối, đến sáng hôm sau anh hầu như không nghĩ đến. Một mặt kiên trì làm thuê kiếm tiền trả lãi vay, một mặt anh dồn hết sức duy trì mô hình chăn nuôi. Đến đầu năm 2019, trang trại ඣkhởi sắc khi giá bê giống tăng trở lại, gà xuất đều từng lứa,꧟ thu hàng trăm triệu đồng.
Có vốn, anh Ngưꦰ chưa vội trả nợ ngay mà mua thêm gà, bò và 𝓀hươu. Gà ri 4 tháng xuất một lần, mỗi đợt hàng nghìn con. Bò nái sau một năm nuôi là có bê bán. Hươu mỗi năm cắt nhung một lần. Đến nay, trại có khoảng 12.000 con gà, 26 con hươu. Bò từ gần 30 con đã giảm xuống còn 3, vì thị trường bị siết chặt.
Từ một kỹ s♊ư lâm nghiệp, anh Ngư nói lúc về quê làm trang trại có thêm tấm bằng kỹ sư nông nghiệp. Ngoài lên mạng đọc thông tin nuôi gia súc, gia cầm để tích lũy kinh nghiệm, anh còn học thêm các lớp đào tạo sơ cấp về thú y của huyện để tự điều trị cho bò, hươu, gà.
Hiện mỗi năm trang trại của anh Ngư thu khoảng 1,5 tỷ đồng từ bán gà thịt, nhung hươu và bê giống, trừ hết chi phí lời khoảng 500 triệu đồng. Với gà, thị trường tiêu thụ ở huyện Hương Sơn, Đức Thọ. Nhung hươu đã bán khắp cả nước, nhiều người ở tỉnh khác còn đến hỏi mua con giống so💜ng anh không có bán. Mô hình của anh cũng tạo công ăn việc làm cho một số người dân trong xã.
Bảy năm rời phố trở về quê, anh Ngư tâm sự để đánh giá quyết định này đúng hay sai thực sự khó. Thời ở Bình Dương, vợ chồng nhi𝐆ều hôm tăng ca, 21h mới về nhà, ít có cơ hội chăm sóc con. Về quê vất vả hơn, song được hưởng không khí trong lành, buổi tối có thời gia🦹n nghỉ ngơi, gia đình quây quần. Đến nay vợ chồng anh đã sinh thêm bé thứ hai, kinh tế khá.
Trước mắt anh Ngư dự định duy trì ổn định số gia súc, gia cầm trong trại, sau này có vốn sẽ thౠuê thêm đất để mở rộng trang🐻 trại.
Ông Phan Văn Khanh, Chủ tịch🧸 Hội Nông d🎃ân huyện Hương Sơn, đánh giá anh Hoàng Đình Ngư là người tiên phong tận dụng lợi thế vườn đồi để phát triển chăn nuôi. "Bỏ công việc lương cao, về quê vay tiền khởi nghiệp từ con số không thực sự là quyết định táo bạo và đầy rủi ro. Sự táo bạo ấy bước đầu mang lại thành công. Anh là hình mẫu cho nhiều thanh niên theo đuổi ý tưởng làm giàu tại quê nhà, thay vì tha hương tìm sinh kế", ông Khanh nói.