"Sốt đất" diễn ra khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn, buôn bán bất động sản vì thế cũng được xem là nghề "hái ra tiền". Ôm giấc mộng đổi đời, làm giàu nhanh, người người, nhà nhà đổ xô đi làm "cò đất". Không chỉ những người làm việc chân tay, học vấn thấp đi làm môi giới nhà đất, ngay cả những nhân sự có kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề khác nhau cũng sẵn sàng bỏ việc để đi làm "cò".
Độc giả Phuc Tran chia sẻ: "Bạn tôi làm IT 15 năm với mức lương gần 2.000 USD một tháng, nhưng vẫn quyết định bỏ nghề đi làm 'cò đất, cò nhà'. Tôi hỏi bạn vì sao bỏ nghề khi đã có quá nhiều kinh nghiệm và mức lương cũng không hề thấp? Bạn nói rằng 'làm IT rất nhức đầu và bị quá nhiều áp lực, trong khi đó mức thu nhập nghe có vẻ cao nhưng tính ra vẫn không bằng bu🔜ôn bất động sản'.
Bạn tôi bán một miếng đất, một căn nhà, kiếm mấy chục triệu đồng là chuyện bình thường. Cứ làm túc tắc, mỗi tháng bạn có thể kiếm được cả trăm triệu đồng (hơn gấp đôi làm IT). Đó là chưa tính đến việc bạn còn ôm đất kiếm lời thêm. 'Với lại làm bất động sản còn được đi ra ngoài, giao tiếp với nhiều người, thích hơn nhiều so với làm IT suốt ngày phải ôm cái laptop', nghe bạn nói vậy, chính tôi cũngꦕ thấy sự hấp dẫn của công việc này".
Cũng có người quen bỏ việc đi làm "cò đất", bạn đọc Luoicauthang bày tỏ: "Tôi cũng có đứa em trai là kỹ sư Hóa, làm việc trong công ty lớn cả 10 năm nay, lương 30 triệu đồng. Ấy vậy mà từ cuối năm ngoái, em cũng bỏ việc đi làm cò đất. Lên mạng xã hội, tôi thấy em suốt ngày đăng tin bán đất. Bản thân cũng thử đi xem một mảnh, vì tin người nhà hơn, nhưng cuối cùng tôi chỉ nhận được sự thất vọng. Lời g💜iới thiệu của em khác xa thực tế, lại còn là đất tranh chấp. Từ đó, tôi càng mất thiện cảm với giới 'cò'.
Tuy nhiên, đúng thật là làm 'cò' kinh tế phất lên trông thấy. Em tôi mới bán nhưng tháng nào ít nhất cũng chốt được 4-5 vụ, kiếm lời c🐈ũng cả trăm triệu đồng, chưa kể chênh giá. Chẳng trách người ta khó bỏ qua miếng mồi ngon này, ngay cả với người đã có mức thu nhập tương đối cao".
>> 'Găm đất ngồi không cũng thành tỷ phú'
Tuy nhiên, thực tế "cò đất" không phải công việc ai làm cũng giàu. Rất nhiều trường hợp chạy theo đám đông, đi môi giới nhà đất trong khi không có kiến thức, kinh nghiệm, để rồi nhận thất bại ê chề. Độc giả Trantronghien lấy dẫn chứng: "Bạn tôi, người người bỏ việc, nhà nhà bỏ việc đi làm 'cò đất' với tâm lý bán một lô ăn cả tháng. Ngày nào tôi cũng phát hoảng khi thấy họ đăng ảnh chốt cọc, khách chuyển khoản tiền... Nhưng đến khi nhìn kỹ lại, lượt qua lướt lại hơn chục trang cá nhân của mấy 🦩đứa bạn đi làm 'cò đất', tôi thấy bọn họ toàn tự gửi tiền cho nhau để chụp ảnh đăng lên câu khách chứ chẳng thấy khách thật ở đâu. Có khi cả hai ba tháng mới bán được ꦉmột lô. Mỗi lần như thế, họ bu lại, chụp ảnh đăng lên như thể mình vừa chốt được với khách để làm màu".
Cảnh báo về những hệ lụy không lường từ việc nhà nhà buôn đất, người người làm "cò đất", bạn đọc MrT nhận định: "Khi một cô ve chai, chị hàng xáo cũng hỏi về chứng khoán; nhà nhà, người người đi làm bất động sản; lợi dụng lãi suất thấp ngắn hạn để đẩy mạnh đầu cơ dài hạn; lợi dụng mạng xã hội để tạo tâm lý fomo... có thể trong ngắn hạn sẽ mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, sau khi cơn mê qua đi, nhiều người sẽ phải quay về mặt đất. Nhiều người trong c🍌húng ta có vẻ mắc bệnh mau quên, khi bong bóng bất động sản vỡ trong giai đoạn 2009-2011 khiến không ít người trả giá đắt".
Đó cũng là trăn trở của độc giả Dương Châu: "Kinh doanh, sản xuất bị đình trệ bởi ảnh hưởng Covid đã dẫn theo một lực lượng lớn lao động có tay nghề, trình độ bỏ việc để làm 'cò đất', dẫn đến sốt đất khắp nơi. Cũng là kinh doanh, nhưng buôn đất không bền vững. Thêm nữa, việc quản lý của chính quyền địa phương xem ra còn nhiều bất cập. Chúng ta nhìn thấy 'cò đất' lộng hành mà vẫn bó tay, hoặc xử lý quá nhẹ. Điều đó dẫn đến hậu quả là Nhà nước thất thu thuế, còn ng⛄ười dân có nhu cầu nhà ở thực sự buộc phải mua mảnh đất với giá quá cao so với thực tế. Thị trường bất động sản giống như quả bóng, lớn nhanh và nổ bất cứ lúc nào, lúc ấy hệ lụy sẽ lớn hơn rất nhiều".
>> 'Bất công khi nhiều người ngồi không vẫn giàu nh༒ờ sốt đất'
"Bao nhiêu khách hàng lĩnh vực ngành mình và nhiều ngành nghề khác giờ không còn tập trung tiền buôn bán (chỉ mang tính cầm chừng). Họ dồn tiền đi buôn đất, nói rằng tỷ lệ lợi nhuận tốt hơn. Nếu nhà nước không có biện pháp quản lý thì thời gian tới, sản xuất trong nước sẽ giảm, sinh viên ra trường ít có việc làm, người dân không có cơ hội mua nhà... Sao chúng ta không học những nước phát triển, luôn có phương pháp kiềm giá bất động sản, không để bùng nổ như ta", bạn đọc Songbien bổ sung thêm.
Giá bất động sản tăng nóng có thể đem lại cơ hội đổi đời cho nhiều người có đất, hoặc những môi giới (cò đất) đứng giữa ăn hoa hồng, chênh lệch. Nhưng nó cũng kéo theo nhiều bất ổn trong xã hội khi lực lượng lao động, sản xuất bị thiếu hụt, mất cân bằng giữa các ngành nghề. Hậu quả về lâu dài sẽ không hề nhỏ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.