Số lượng cử nhân và kỹ sư IT tốt nghiệp từ các trường đại học mỗi năm đều rất lớn, chưa kể những người tay ngang xuất thân từ những ngành khác được cấp chứng chỉ từ những khóa học hoặc trung tâm đào tạo ngắn hạn. Thế nhưng, các công ty công nghệ lại luôn trong tình trạng khát nhân lực do chỉ đi "săn" nhân sự giỏi và từ chối "fresher" vì không đạt yêu cầu.
Nói về nghịch lý doanh nghiệp 'khát' IT, trong khi kỹ sư công nghệ lại 'khát' việc, độc giả Hanuanꦑ cho rằng: "Doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, phù hợp với công ty... trong khi trả lương lại rất thấp. Vậy cơ hội nào cho các bạn trẻ mới ra trường? Muốn người ta có kinh nghiệm thì mỗi doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người mới ra trường chứ?
Doanh nghiệp nào cũng đòi nhân sự phải có kinh nghiệm ওnhưng lại không trao cho họ cơ hội làm việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm để đáp ứng? Làm vậy là các doanh nghiệp tự làm khó chính mình vì không có ai đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Trong khi đó, những người đã có kinh nghiệm lại luôn có hướng đi riêng và chính các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào lực lượng này một cách bị động".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hải Nam Trịnh nhận định yêu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp đang cao một cách vô lý: "Định nghĩa giỏi của các doanh nghiệp là gì? Hay nói đúng hơn là đòi hòi của các doanh nghiệp với người lao động là biết tất cả các ngôn ngữ lập trình, network, system... Trong khi đó, ở Việt Nam, thử hỏi có được mấy người vậy? Đòi hỏi như vậy chẳng phải quá vô lý 🦄với người lao động mới ra trường hay sao? Vậy làm sao doanh nghiệp tuyển được người hoặc có có người đáp ứng được thì lại bị chê rằng đòi lương cao, ảo tưởng sức mạnh. Năm nay ít việc, trong khi các doanh nghiệp luôn ở thế cửa trên nên người lao động phải chịu thiệt".
>> Xin việc 'trẻ đòi kinh nghiệm, già chê hết thời'
Đánh giá việc đòi hỏi kinh nghiệm là yêu cầu không thỏa đáng trong tuyển dụng, độc giả Thainvbình luận: "Sự thật là các doanh nghiệp bây giờ yêu cầu quá cao trong tuyển dụng nhân sự🦂. Công ty tôi giờ cũng chỉ tuyển 'senior', 'middle'; yêu cầu phải biết tiếng Anh (700 TOEIC trở lên và có thể giao tiếp cơ bản), chuyên môn cũng phải cứng, kiến thức nền tảng phải vững, kiến thức nâng cao phải có... Với 'senior' thì ngoài kiến thức sâu, phải biết về quản lý, vận hành như một 'project manager'. Thử hỏi được mấy người làm việc 3-4 năm mà có đủ hết các yếu tố trên?.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Minhtrungpham kết lại: "Các doanh nghiệp bây giờ chỉ toàn muốn nhân sự làm về kỹ thuật có trên một năm kinh nghiệm, trong khi các nhân sự trẻ mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm đó? IT là ngành nghề tự tìm tòi học hỏi là chủ yếu, một số khó khăn có thể nhờ các 'senior' giúp đỡ. Vả lại trong doanh nghiệp không nhiều thì ít cũng sẽ có 1-2 'senior' hỗ trợ các 'fresher'. Có vậy thì mới có thể giải quyết được phần nào 'cơn khát' nhân sự và việc làm♑. Chứ nếu ngay từ đầu đã yêu cầu phải có số năm kinh nghiệm nhất định tôi tin tình cảnh này sẽ còn kéo dài".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. 𝐆Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.