Đã có 108 bàn được ghi sau 36 trận tại World Cup 2014, tăng hơn 40% so với 77 b🔯àn ở cùng giai đoạn tại World Cu🐷p 2010.
Vòng bảng lần này không chỉ đạt tỷ lệ bàn 🌺thắng cao, mà còn chứng kiến nhiều bàn thắng đẹp. Giải đấu tại Brazil có sự góp mặt của hàng loạt cầu thủ hàng đầu thế giới, nhưng chỉ chất lượng cầu thủ không thể tạo ra mức tăng cao tới như vậy. Số bàn thắng trung bình mỗi trận gần như chắc chắn sẽ giảm ở giai đoạn đấu loại trực tiếp, nhưng cũng khó có thể giảm tới 40%. Dư luận cho rằng trái bóng Brazuca của hãng Adidas góp phần tạo nên một kỳ World Cup sôi động với số pha ghi bàn tăng cả về lượng lẫn chất. Chưa có một nghiên cứu khoa꧒ học nào được tiến hành để khẳng định điều này.
Tuy nhiên sau loạt trận cuối tại bảng A và B hôm qua, Rabindra Mehta - một người hâm m𝔍ộ bóng đá và là kỹ sư của NASA tại California - đã nhận xét: "Với những gì chúng ta đã đ꧙ược chứng kiến tại World Cup lần này, khó có thể phủ nhận luồng ý kiến cho rằng trái bóng Brazuca là một nguyên nhân tác động tới tỷ lệ bàn thắng tăng".
Mehta cho rằng bóng được sử dụng tại các kỳ World Cup trước, nhất là đầu những năm 2000, có bề mặt da ൩nhẵn mịn và mềm hơn. Theo ông, trái bóng có bề mặt càng nhẵn thì các cầu thủ càng khó thực🍷 hiện những cú sút xoáy đạt độ chuẩn xác cao.
Ông lấy thiết kế của quả bóng golf để dẫn chứnℱg cho nhận xét này. Nếu bóng golf không có những chỗ lồi lõm thì các golf thủ khó💝 có thể thực hiện những cú đánh xa chính xác.
Trái bóng Jabulani tại World Cup 2010 cũng có bề mặt nhẵn mịn hơn Brazuca, và hồi đó đa số các cầu thủ đều phàn nàn. Còn bóng Brazuca 2014 nhận được phản ứng tích cực từ các cầu thủ ngay từ những buổi tập tr𒐪ước giải.
Theo các chuyên gia, bóng𒆙 tại World Cup năm nay có sự cách mạng về thiết kế. Các trái bóng truyền thống gồm 32 múi hình lục giác được khâu lại với nhau. Còn Brazuca chỉ gồm có sáu miếng được ghép lại với nhau bằng những đường khâu dài và kín, lượn cong theo bề mặt bóng. Mặt da của🐟 Brazuca cũng thô ráp hơn. Theo Mehta, chính kiểu khâu bóng mới và những vết gợn hình sóng trên bề mặt bóng đã góp phần làm gia tăng độ uốn cong cho những cú sút hình vòng cung theo kiểu "Bend it like Beckham".
Độ uốn đôi khi sẽ tạo ra quỹ đạo kỳ ảo khi trái bóᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng bay đi với lực tác động thích hợp. Bàn thắng đẳng cấp của Messi ở phút bù giờ trận Argentina hạ Iran 1-0 mới đây là kết quả của sút xa đưa bóng vượt qua tầm cản phá của các hậu vệ trước khi lượn vào góc cao cầu môn.
Meht♎a nhấn mạnh: "Không phủ nhận tài năng của các cầu thủ, nhưng tôi khẳng định trái bóng mới giúp các cầu thủ kiểm soát hướng sút tốt hơn nhiều so với bó𝓰ng được sử dụng tại World Cup 2010 và 2006. Nếu kiểu bóng không có ảnh hưởng gì tới hiệu suất ghi bàn, thì tại sao khí động học lại là yếu tố mà Adidas sử dụng để tạo sự khác biệt cho trái bóng World Cup 2014".
Thiết kế mới của trá💫i bóng không chỉ ảnh hưởng tới những cú sút xoáy. Vị chuyên gia của NASA còn đánh giá rằng Brazuca có lực cản gió thấp hơn bóng tại các giải trước, do đó bay đi với tốc độ cao hơn. Cách khâu bóng mới cũng góp phần giúp các cầu thủ dễ rê dắt hơn, kiểm soát bóng tốt hơn. Những đường khâu dài theo bề mặt cong của trái bóng Brazuca gần giống kiểu khâu của bóng chày.
Yếu tố tâm lý cũng được Mehta đề cập. Theo ông, một khi các cầu thủ cảm thấy thoải mái với trái bóng như tại World Cup năm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn khi quyết định thực hiện một cú dứt✅ điểm.
Trước vòng chung kết World Cup 2014, hãng Adidas đã tiến hành thử nghiệm bóng Brazuca ở ba châu lục, tại những vùng khí hậu khác nhau. Hơn 500 c🐼ầu thủ ở hơn 10 quốc gia đã thi đấu với bóng Brazuca. Trái bóng này cũng được thử nghiệm tại Sao Paulo (Brazil) và vùng Rocky Mountains (Mỹ) để kiểm tra độ tương thích với độ cao khắc nghiệt so với mực nước biển. Theo kết quả được thử nghiệm trên diện rộng, bóng Brazuca bay nhanh hơn, chuẩn xác hơn, dễ điều khiển hơn, và dễ dàng ban chuyền chính xác🐲 như việc đánh một quả bóng bi-a.
Cũng thừa nhận bóng Brazuca có tác động lớn tới tỷ lệ bàn thắng cao tại World Cup 2014, nhưng nhiều báo quốc tế cho rằng còn có một nguyên nhân chính khác. Đó là sự thay đổi về lối chơi và cách tiếp cận trận đấu của các đội ở giải năm nay. Những kỳ World Cup trước, đa số các đội đều quá đề cao khâu phòng ngự, coi đây là chiến thuật cơ bản để có thể tiến xa tại giải. Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010 cho dù không có trận nào ghi nhiều hơn hai bàn thắng. Còn tại vòng bảng World Cup 2014, đa số các đội đều mạnh dạn cꦑhơi đôi công với đối phương khi cảm thấy có cơ hội. Trận Australia thua Hà Lan 2-3, Ghana hòa Đức 2-2 là những ví dụ điển hình cho thấy ngay cả những đội bị đánh giá yếu hơn cũng sẵn sàng chơi sòng phẳng để có thể kiếm điểm.
Nguyễn Phát