Đọc bài viết "🎉Tôi thuê phải 10 sinh viên công nghệ thông tin không biết lắp thiết bị" của bạn Bùi Minh Quân, tôi cho rằng có vẻ bạn đã tuyển dụng không đúng đối tượng. Muốn đọc được datasheet cũng như hiểu một cách tường tận các thông số được viết trên đó, cần kỹ sư IT chuyên ngành lắp ráp – vận hành. Nếu là công trình tương đối lớn thì phải cần hẳn một công ty dịch vụ với nhiều kỹ sư IT như thế. Không đọc được datasheet, làm sao biết các thiết bị có tương thích với nhau không, làm sao dùng phần mềm để điều chỉnh cho chúng ăn khớp, vận hành thông suốt? Tất nhiên giá thuê chắc chắn là đắt hơn nhiều so với thuê 10 sinh viên chưa tốt nghiệp nhưng họ làm việc rất chuyên nghiệp, người nào việc đó từ A đến Z, không cần bạn phải "chỉ tay 5 ngón". Làm việc chuyên nghiệp phải thuê người chuyên nghiệp. 🦂Thuê 10 sinh viên chưa ra trường để lắp ráp cả một công trình𝄹, lắp xong làm sao thiết lập chế độ ưu tiên truy cập (truy cập thông tin nội bộ và truy cập thông tin trên internet)?
▨ Tôi không học công nghệ thông tin nhưng vẫn biết lắp máy tính. Các linh kiện cấu thành máy tính là bo mạch chủ (mainboard), chip xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ (RAM), đĩa cứng (HDD), card đồ họa (graphics card), bộ nguồn (PSU), hộp đựng hệ thống (case), màn hình (monitor), bàn phím (keyboard), con chuột (mouse) và loa (speaker). Ngày trước còn có đĩa mềm, rồi chuyển sang đĩa quang và bây giờ có ổ USB, ổ cứng gắn ngoài thông qua khe cắm USB, đĩa quang thi thoảng lắm mới xài đến.
Tôi biết lắp máy tính vì tôi thích chơi game PC. Tôi chơi game từ khi xuất hiện con P133 (Pentium 133 Mhz), tức là khoảng năm 1993. Lúc ấy chưa có internet, chưa có windows, chưa có điện thoại di động. Mới tốt nghiệp đại học ra đi làm lương ba cọc ba đồng, nhìn cái máy tính lắp sẵn giá gấp đôi tất cả những linh kiện rời ở trên mà ngán ngẩm. Tôi tự nghĩ, sao không tự lắp lấy máy tính để giảm chi phí🎐. Thế là tôi ra ngoài tìm học một khóa lắp máy tính cấp tốc 3 tháng, rồi đi mua linh kiện về lắp. Vừa lắp vừa run vì hỏng cái gì là đi tong cả tháng lương. Sau mấy ngày loay hoay rồi cũng lắp xong máy tính. Sau đó, tôi bắt đầu đi lắp máy cho tư gia và phòng game ngoài giờ làm việc để kiếm thêm. Cái nghề này chả cần đến bằng kỹ sư.
>> 💙Sinh viên giỏi Vật lý không biết nối dây điện là lỗi của ai?
ꦛ "Nghề" chơi cũng lắm công phu. Game PC càng ngày càng đòi hỏi cấu hình cao, cứ 4 năm lại phải lắp một cái máy tính hoàn toàn mới để đáp ứng cấu hình. Từng linh kiện rời ở trên phải phân biệt được với những linh kiện khác cùng loại để lựa chọn sao cho trung hòa giữa nhu cầu và túi tiền. Ví như màn hình phải biết cái gì là độ phân giải màn hình (mật độ điểm ảnh trên 1 inch vuông), độ phân giải càng cao giá càng đắt...
Hồi ấy, trong trường đại học chưa có khoa công nghệ thông tin, chỉ có khoa Toán – Điện tử. Sinh viên khoa này bắt đầu làm quen với máy tính bằng hệ điều hành DOS, ngôn ngữ lập trình PASCAL và DATABASE. Cái máy tính đầu tiên được nhập về (năm 1990) phải bỏ trong phòng lạnh dưới 20 độ C, mọi người mắt chữ A mồm chữ O nhìn những ký tự nhấp nháy trên màn hình. Tôi ở khoa khác cũng chen vào xem các bạn lập trình giải những bài toán... lớp 6.
🦩 Rồi công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt. Năm 1995, internet ra đời, cuối năm xuất hiện web dò tìm Yahoo. Năm 1996, xuất hiện hệ điều hành Windows. Năm 1998, game online đầu tiên du nhập vào Việt Nam cùng với những chiếc điện thoại di động đầu tiên (điện thoại "cục gạch"). Đến năm 2015, công nghệ thông tin đã không còn phải ghép với khoa Toán – Điện tử hồi xa xưa ấy mà đã trở thành một lĩnh vực hoàn chỉnh có hẳn một trường đại học riêng để dạy nó cùng với đủ thứ khoa chuyên ngành.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 𒈔Thói quen 'ăn sẵn' khiến nhiều người Việt chỉ mải học không lo hành
>> 𒆙'Không ai ép bệnh nhân dùng phòng dịch vụ giá cao tại bệnh viện'
>> Tôi không bao giờ nhảy việc chỉ vì đồng lương to
Bạn không thể đòi hỏi các kỹ sư IT tương lai phải quay lại cái thời xa xưa, thời mà khả năng hiểu biết của một kỹ sư là khá rộng nhưng không sâu. Rộng tức là cái gì cũng biết nhưng khi ra làm thì chỉ làm một hoặc nhiều lắm là 3–4 thứ trong hàng chục kỹ năng được dạy. Ngày nay, người ta có xu hướng đi sâu vào chuyên ngành hẹp, ai học gì chỉ biết cái đó, cái khác không biết (cùng một lĩnh vực).
ꦯ Biết rộng thì có thể xin việc ở rất nhiều nơi nhưng sau khi được giao việc xong (đúng chuyên môn ngành học) lại phải cắp cặp đi học chuyên sâu. Còn biết sâu thì quy mô xin việc khá hạn chế nhưng được giao việc là làm luôn, làm ngay, thời gian thử việc gần như không có hoặc rất ngắn. Ví dụ, quản trị kinh doanh là một khoa với nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị sản xuất... tức là cái gì cũng biết nhưng nếu không học chuyên ngành hẹp thì cái biết ấy không sâu, ra làm thường hay lúng túng vì không biết làm như thế nào, bắt đầu từ đâu?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.