Bản thân tôi cũng từng bỏ ngang đại học với mơ mộng kiếm tiền sớm. Ra đi làm, lúc ban đầu, lương của tôi꧟ cũng chỉ có 7-8 triệu đồng. Sau đó, tôi quyết định quay lại học Cao đẳng để lấy kiến thức. Sau đó, tôi tốt nghiệp Cao đẳng ngành điện.
Lúc mới ra trường năm 2018, tôi đi làm trong lĩnh vực nội thất. Thời điểm ấy, lương của tôi chỉ có 8 triệu đồng mộ꧑t tháng. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ học hành cho cố làm gì để rồi ra trường đi làm cũng chỉ ngang với lương thời bỏ học. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì gắn bó suốt sáu năm gắn bó trước khi xin nghỉ để thử sức ở một môi trường mới.
Năm ngoái, tôi đi việc văn phòng ở bốn công ty nội thất khác, kết quả đậu hết cả bốn. Hiện, mức lương tôi nhận được khoảng hơn 14 triệu đồng, ngồi phòng máy lạnh, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu. Cá nhân✤ tôi thấy đây là con số phù hợp với trình độ của mình. Nếu tôi tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nữa thì hoàn toàn có thể lên chức Phó phòng với mức ꦺlương 17 triệu đồng.
Với sáu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất, quả thực, giờ tôi đi phỏng vấn ở đâu cũng đậu. Làm ở đâu, làm việc gì với tôi không quan trọng, miễn là bản thân có đủ kinh nghiệm. Thời điểm trước, tôi chấp nhận mức lương khởi điểm thấp như vậy đơn giản vì mục꧙ tiêu đi làm là để tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đàn anh đi trước.
Và cũng nhờ sáu năm kinh nghiệm đó là lương của tôi hiện tại mới được như bây giờ. Vấn đề ở chỗ bạn phải chọn đúng ngà𓂃nh mình thích, chuyên tâm 5-10 năm với nó, thì sau này mới có cơ hội tiếp cận với mức lương cao hơn. Chứ chẳng có ai🥂 học cao đẳng, đại học, mới ra trường mà đã tìm được việc lương cao ngay.
>> 'Bằng giỏi đại học vứt xó để đi chạy xe ôm'
Trong khi đó, đứa em rể của tôi chỉ học hết cấp ba là bỏ học đi làm. Giờ em vẫn đ🎃ang chạy shipper, cựꦑc gần chết mà thu nhập giỏi lắm cũng chỉ được 11-12 triệu đồng một tháng, không BHXH, không hợp đồng lao động, không có thưởng Tết, thưởng lễ gì hết. Xã hội càng ngày càng phát triển, bạn mà không học thì sẽ chỉ càng tụt lùi mà thôi.
Nhiều người chỉ nghĩ ngắn hạn, thấy sinh viên ra trường bị trả lương bèo bọt rồi vội chê lãng phí thời gian ngồi giảng đường. Công ty vợ tôi đang tuyển IT trình độ đại học trở lên, kinh nghiệm trên bảy năm, để làm lập trình, lương tính bằng nghìn đôla. Tất nhiên, IT 💫bây giờ chẳng thiếu, nhưng kiếm n🙈gười dày dạn kinh nghiệm mới khó. Bởi vậy, những ai kiên trì trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đến một lúc nào đó ắt sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Tôi cho rằng, sinh viên ra trường không có việc làm là do bản thân của người đó không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mà thôi. Chứ tuyển chọn gắt gao, khó khăn, đòi hỏi cao về kỹ năng và ki💜nh nghiệm hoàn toàn không phải lỗi của doanh nghiệp. Nếu bạn là Giám đꦕốc, làm công tác tuyển dụng, giữa một người có bằng cấp và một người không bằng cấp cùng tham gia ứng tuyển cho một vị trí nào đó, liệu bạn sẽ chọn ai? Tôi dám cược tất cả đều chọn người có trình độ chuyên môn cao hơn.
Lương cao hay thấp tôi chưa bàn tới, nhưng rõ♈ ràng người có bằng cấp sẽ dễ tìm việc hơn. Mới ra trường thì lương kỹ sư cũng chỉ như công nhân thôi. Nhưng khác biệt sẽ chỉ đến sau 5-10 năm nữa. Lúc đó, bạn nhắm lương công nhân lâu năm có bằng được ông kỹ sư có kinh nghiệm không?
- Không bằng cấp nhưng lương 'đè bẹp' mấy người bạn tốt nghiệp đại học
- Hai bằng đại học nhưng tôi 'chẳng được tích sự gì'
- Có nhà, có xe sau 8 năm tốt nghiệp đại học
- Khi cử nhân đại học kéo nhau xuống đường làm shipper, xe ôm công nghệ
- Đại học phải chịu trách nhiệm khi sinh viên 'mới tốt nghiệp đã thất nghiệp'
- Học trường nghề vẫn làm sếp của Thạc sĩ, kỹ sư