Hai ca mổ cùng diễ𓄧n ra ngày 13/4. Bệnh nhi đầu tiên là cháu Nguyễn V𒅌ăn An (Hà Nội), 2 ngày tuổi, nặng 1,7 kg, bị teo thực quản. Cháu thứ hai là Cà Hữu Nam ở Sơn La, 2 ngày tuổi, nặng 1,8 kg, bị teo thực quản kết hợp bệnh tim bẩm sinh.
Thạc sĩ Đặng Hanh Tiệp, Trưởng khoa Phẫu thuậ💫t - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thông thường để phẫu thuật cho trẻ, các bác sĩ cần đặt nội khí quản, gây mê toàn thân bằng các thuốc mê bốc hơi kết hợp với thuốc giảm đau Fentanyl. Do tác dụng của thuốc gây mê gây ức chế hô hấp, sau phẫu thuật bệnh nhi còn phải tiếp tục thở máy tối thiểu 1-2 ngày, thậm chí là cả tuần và chỉ được rút ống nội khi quản khi chức năng tuần hoàn, hô hấp ổn định.
Việc kết hợp gây mê toàn thân với gây tê cạnh cột sống (paravertebral block) cho phép giảm lượng thuốc Fentanyl, trẻ giảm đau, tự thở tốt, có thể rút nội khí quản ngay sau mổ. Kỹ thuật gây tê cạnh cột sống đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích. Đó là giảm đau tốt trong phẫu thuật và kéo dài sau mổ, trẻ tỉnh sớm, chức năng hô hấp ổn định, ít tai biến, rút ngắn thời gian và giảm thiểu tai biến do 💙thở máy, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, giảm thời gian và chí phí điều trị.
Cũng theo bác sĩ Tiệp, trên thế giới gây tê cạnh cột sống được áp dụng chủ yếu ở người lớn và trẻ nhỏ nhưng có rất ít báo cáo ứng dụng kỹ thuật này ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở đầu tiên áp dụng gây tê cạnh cột sống ở trẻ sơ sinh do tính phức tạp của kỹ thuật trên trẻ nhỏ. Thành công này mở ra hướng mới trong gây mê ꦓcho các bệnh nhi cần phẫu thuật vùng ngực bụng hoặc tiết niệu một bên, giúp trẻ tỉnh sớm và giảm đau kéo dài sau mổ, giảm tỷ lệ suy hô hấp sau mổ do dùng các thuốc giảm đau dòng Morphine.
Khánh Chi