Tiến sĩ, bá♔c sĩ Hoàng Văn Quang, khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, TP HCM, cho biết, trước đây🐲 bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở (chết lâm sàng) thì gần như là chấp nhận cái chết. Nếu hồi sức tích cực khiến tim đập trở lại, có mạch và huyết áp, người bệnh sống nhưng thiếu oxy, thiếu máu kéo dài khiến não tổn thương, suy đa cơ quan. Lúc này, người bệnh có thể gánh nhiều di chứng như mất tri giác, sống thực vật, liệt, tàn phế...
Kỹ thuật hạ thân nhiệt, hay ngủ đông, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho những bệnh nhân này, dù không phải mọi trường hợp đều có thể tái sinh. Phương ph🅘áp này chỉ định cho người bệnh chưa chết não, trong 6 giờ vàng sau ngưng tim, ngưng thở đã được hồi sức tim phổi hiệu quả, huyết áp trên 90mmHG, còn hôn mê, đã được đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp.
Hạ thân nhiệt là kỹ thuật làm lạnh chủ động để giảm và kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân xuống 32-36 độ C, trong vòng 24-72 giờ sau ngừng hô hấp. Cơ thể rơi vào trạng thái ngủ đông, nhu cầu chuyển hóa và tiêu thụ oxy giౠảm tối đa, ngăn cản xuất huyết nội tạng, phù não, nhồi máu cũng như ức chế các chất dẫn truyền gây độc tế thần kinh. Đồng thời, các bác sĩ điều hòa việc tái tưới máu đến các cơ quan không bị ồ ạt, để tế bào não tổn thương có điều kiện phục hồi tốt nhất.
Theo bác sĩ Phan Châu Quyền, cùng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh 🎀viện Thống Nhất vừa cứu sống một bệnh nhân bằng hạ thân nhiệt.
Hồi cuối tháng 7, nam thanh niên 20 tuổi bị điện giật bất tỉnh trong lúc làm việc tại xưởng cơ khí. Anh cháy xém nhiều vết trên ngực và hai tay, ngã xuống đất bất tỉnh. Các bác sĩ sốc điện 4 lần, ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức tim phổi, tuần 🐻hoàn tích cực, bệnh nhân mới có nhịp tim đập trở lại song hôn mê sâu, đồng tử giãn 1mm. Chẩn đoán bệnh nhân chưa chết não, các bác sĩ quyết định hạ thân nhiệt cho anh ở giờ thứ 4 sau tai nạn.
Suốt 24 giờ, bệnh nhân được làm lạnh bên ngoài cơ thể bằng ꩲmiếng dán gắn thiết bị trao đổi nhiệt. Ban đầu, bác sĩ đưa nhiệt độ cơ thể xuống 33 độ C. Tiếp đến là làm ấm lại bằng cách nâng nhiệt độ lên chậm từ 0,1 đến 0,25 độ mỗi giờ. Khi đạt 37 độ C thì duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong ít nhất 8 giờ.
Bốn ngày sau, bệnh nhân được rút nội khí quản, tỉnh táo, giao tiếp tốt. Khi xuất viện, tất cả các cơ quan hoạt động bình thường, não không có bất kỳ di chứng nào. Anh có thể quay trở lại làm việc🔯 như trước lúc gặp nạn.
Tương tự, một nam thanh niên, quê Quảng Nam, công nhân may, bị điện giật tưởng chết♐ đã được các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng cứu bằng hạ thân nhiệt. Hơn 10 người khác bị tai nạn điện giật, đuối nước, đột quỵ, chấn thương sọ não... từng ngừng tim đã khỏe mạnh bình thường cả thể chất và tinh thần nhờ hạ 𝔍thân nhiệt.
Phương pháp ngủ đông được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Một cụ bà 82 tuổi, ở Yên Bái, bị ngừng tim đột ngột đã được cứu sống ngoạn mục. Đến nay, rất nhiều bệnh viện địa phươ꧟ng đã triển khai thành công kỹ thuật này.
Mặc dù vậy, bác sĩ Quyền cho hay, phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ. Thường gặp nhất là cơn co giật. Nguyên nhân là cơ thể phản xạ co và rung cơ nhằm sinh nhiệt, chống lại tác động ngoại biên, phục hồi nhiệt độ sinh lý 37 độ C. Vì thế, với mỗi ca hạ thân nhiệt, nhân viên y tế túc trực 24/24 giờ cạnh người bệnh, kiểm soát lượng nhiệt và xử lý kịp thời các biến chứng. Bác sĩ cho dùng an thần, giảm đau, thậm chí thuꦡốc giãn cơ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, tiếp nhận điều trị.
Hiện nay, có ba cách để hạ thân nhiệt. Thứ nhất là chườm đá, nước lạnh, truyền nước muối lạnh. Các này dễ sử dụng, chi phí thấp song tốn nhiều công sức và khó điều chỉnh nhiệt độ đích. Cách thứ hai, là làm lạnh bên ngoài bằng miếng dán có thiết bị tꦺrao đổi nhiệt. Đây được xem là ưu việt và phổ biến bởi không xâm lấn, điều chỉnh nhiệt đơn giản, nhanh chóng, các thông số hiển thị rõ ràng trên monitor. Thứ ba là làm lạnh bên trong, b🐷ằng việc đặt một thiết bị vào tĩnh mạch, truyền dung dịch lạnh.
Thư Anh