Suốt nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu tìm cách can thiệp, chỉnh sửa để mô lợꩵn không bị cơ thể người đào thải. Giờ đâꦕy, việc dùng nội tạng lợn cấy ghép cho bệnh nhân đã ở rất gần nhờ đột phá của Đại học Harvard (Mỹ).
Theo Telegraph, ADN lợn mang virus ung thư có thể lây nhiễm vào tế bào người khiến việc cấy ghép trở nên bất khả thi. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen Cr꧙ispr, giáo sư George Church cùng đồng nghiệp ở Đại học Harvard đã loại bỏ thành công mã di truyền virus trong p෴hôi lợn. Các phôi này sau đó được cấy v🍃ào lợn cái rồi sinh ra thành ♊lợn khỏe mạnh.
Đánh dấu mốc quan trọng tro💮ng việc thay thế nội tạng người bằng nội tạng động vật, công trình trên hứa hẹn chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn tạng ghép. Trước đây, y học mới sử dụng mô lợn cho phẫu thuật van tim và ghép♏ giác mạc.
Giáo sư Ian McConnell từ Đại học Cambri🌠dge (Anh) nhận định nghiên cứu của Đại học Harvard là "bước đầu đầy tiềm năng" song vẫn phải chờ xem liệu nó có biến thành kỹ thuật cấy ghép an toàn hay💜 không.
Giáo sư David Cooper từ Đại học Alabama thì cho rằng ý tưởng sử dụng nội tạng l🐭ợn chắc chắn khiến nhiều bệnh nhân khó chịu. "Mỗi ngày khoảng 22 người chết trong khi chờ cấy ghép tạng", ông nói. "Nếu nội 🥃tạng lợn giúp được họ thì không phải rất tốt sao?".