Tai Hội thảo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 21/1, các chuyên gia đều nhận định việc áp dụng các biện pháp hành chính như trần lãi suất, kiểm so🅠át giá các dịch vụ công sẽ gây hiệu ứng tích cực trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ làm méo mó thị trường.
Theo tiến sĩ Andrew Burns - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế🍃 giới (WB), kiểm soát giá các hàng hóa thiết yếu sẽ giúp ổn định lạm phát trước mắt, nhưng lâu dài sẽ tạo hiệu ứng xấu vì khi giá thế giới biến động, trong nước sẽ khó dự đoán được tình hình và không kịp đưa ra những đối sách hợp lý. "Cần thận trọng trong việc duy trì những chính sách hành chính vì sẽ rất khó dự báo về ảnh hưởng cũng như khó giải quyết", vị chuyên gia này khuyến ﷽nghị.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng CIEM nhận định duy trì lâu dài các công cụ hành chính sẽ làm méo mó thị trường, nhưng để dỡ bỏ các biện pháp này sẽ "rất gian nan" bởi khi áp đặt, nhà điều hành chưa tí💯nh đ🐻ến chiến lược và điều kiện để rút lui.
Lấy dẫn chứng từ áp trần lãi suất, ông Thành cho hay lý thuyết hiện nay mới c⛄hỉ đưa ra áp trần như thế nào, còn chưa có hướng dẫn để bỏ các biện pháp này. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chọn cách rút lui từ từ. Cụ thể, từ giữa năm 2012 khi lạm phát dần được kiểm soát, Ngân hàng Nhà n𝓰ước đã dỡ bỏ trần lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Sau đó một năm, kỳ hạn 6-12 tháng cũng để cho các ngân hàng tự quyết lãi suất phụ thuộc vào cung cầu thị trường.
Tuy nhiên, trước nhiều ý kiến cho rằng hiện đã hội tụ đủ các yếu tố để bỏ hoàn toàn công cụ hành chí꧃nh này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định cần phải chọn lộ trình và thời điểm thích hợp. "Mặc dù cơ chế trần lãi suất hiện nay đã từng bước được nới lỏng và tạo điều kiện thuận lജợi cho tổ chức tín dụng áp dụng, nhưng trong điều kiện thanh khoản chưa đồng đều, một số ngân hàng nhỏ và yếu vẫn có nhu cầu huy động với lãi suất cao thì vẫn cần tiếp tục duy trì cơ chế trần lãi suất này", văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội do Ngân hàng Nhà nước phát đi tháng 11/2013 nêu rõ.
Tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014, bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cũng nhấ☂n mạnh sẽ tiếp tục áp dụng dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND trong năm🐠 2014. Khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản vững chắc, cơ quan này sẽ xem xét dỡ bỏ.
Liên quan đến các điều kiện vĩ mô, báo cáo của WB cho rằng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ phục hồi nhẹ so với năm ngoái, tăng trưởng GDP dự báo ở 5,4-5,5% giai đoạn 2014-2016. Điều này trái ngược với tình cảnh của 🎐cả khu vực Đông Á - Thái Bình Dương khi các chuyên gia cho rằng GDP toàn khu vực sẽ ở 7,2% năm 2014, thấp hơn mức 7,3% năm 2013 và tiếp tục giảm🥀 xuống 7,1% vào 2015 - 2016.
"Với các nước đa🃏ng phát triển trong khu vực, quá trình phục hồi sẽ chậm, phụ thuộc vào tốc độ ứng xử của các nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản) và quá trình xử lý vấn đề nội tại như tăng trưởng dựa quá nhiều vào vốn, dư địa chính sách tài khóa ít đi do thời gian dài thâm hụt ngân sách...", tiến sĩ Võ Trí Thành phát biểu. Do vậy, thời gian tới cần đẩy mạnh tღái cơ cấu để tăng trưởng bền vững hơn. Quá trình này không dễ thực hiện nhưng nếu thành công, Việt Nam sẽ có bước phát triển lâu dài.
Phương Linh