Ca phẫu thuật diễn ra sáng 26/6. Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chịu trách nhiệm mổ nhận gan từ người mẹ. Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 phẫu thuật ghép cho 𓃲bé. Dự kiến ca ꦚghép kéo dài 10-14 giờ.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: "Trường hợp này rất nặng, các y bác sĩ đang nỗ lực rất nhiề🍎u".
Bé trai, quê Bình Định, bị teo đường mật bẩm sinh, lúc mới sinh đã được phẫu thuật Kasai (nối mật - ruột). Sau hơn 10 năm, bé diễn tiến xơ ga🍃n nặng. Theo các bác sĩ, ghép gan là giải pháp cuối cùng giúp bé giữ được tính mạng. Người mẹ quyết định hiến tặng một phần gan cứu con.
Đây là ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 sau hơn nửa năm bị gián đoạn do không🍨 có phòng mổ (đề án gh🍨ép tạng chưa được thông qua), nguồn tạng cho trẻ em khan hiếm, ảnh hưởng của đại dịch Covid. Trong thời gian ngưng này, nhiều gia đình phải đưa con ra Hà Nội để ghép, gia đình không có điều kiện đành đưa trẻ về nhà.
Theo bác sĩ Thạch, hꦏiện các vướng mắc trên đã được giải quyết, bệnh viện nối lại c🀅ác ca phẫu thuật ghép gan. Dự kiến ngày 29/6, các bác sĩ sẽ ghép gan cho một bệnh nhi khác - là ca thứ hai trong thời gian này.
Ghép gan là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất trong các loại ghép tạng. Nhi Đồng 2 là bệnh viện nhi khoa duy nhất tại khu vực phía Nam ▨triển khai kỹ thuật ghép gan cho trẻ. Ca ghép gan đầu tiên tại đây diễn ra năm 2005, từ đó mỗi năm ghép 1-2 ca. Tổng cộng bệnh viện đã ghép gan 13 ca trong 15 năm qua.
Bệnh viện đang xây dựng Trung tâm ghép tạng, khởi công năm 2022, dự kiến hoàn thành năm 2025. Nơi này hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm ghép tạng hàng đầu khu vực.
Lê Phương