Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình꧂ có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.
Để làm thịt trâu khô, người Thái thường lựa thịt ở bắp, ít gân, t🅠hớ thịt đều, đẹp. T🐷hịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 – 8cm, dày khoảng 2 – 3 cm, rồi đem ướp gia vị.
Gia vị để ướp khá phức tạp, gồm nhiều thứ: ngoài muối, đường, mỳ chính, còn có ớt, sả, tỏi, gừng, mắc khén (loại♏ gia vị chỉ có ở vùng núi), tất cả được đem giã nhỏ, trộn đều rồi ướp với 𝔉thịt trong khoảng 2 - 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, dùng que xiên thịt rồi đem phơi nắng hoặc để trên gác bếp. Khi thịt đã khô thì đồ lại trong khoảng hơn một tiếng để thịt chín đều. Có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần.
Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món𒐪 này hấp dẫn bởi hương vị đ🌌ặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.
Đồng bào Thái thường dùng món này để làm quà biếu hay đãi khách quý. Tết đến, ngồi bên bếp lửa nhà sàn, 𒊎thưởng thức món thịt trâu khô, nhâm nhi ly rượu, cảm nhận vị ngọt cay của thịt, vị nồng của rượu quện hòa, hơi ấm lan tỏa từ nơ𒊎i đầu lưỡi, từ trong người, ai cũng dường như quên đi cái buốt lạnh của mùa đông vùng cao.
Bài và ảnh Tặng Thị Đào
Mời bạn đọc chia sẻ các món ăn ngon, lạ ở các vùng miền về [email protected]. Bài viết có nhuận bút.