- Hiệp hội ngân hàng cùng với các thành viên đã có thống nhất về mức trần huy động là 12% một năm cho VND. Tuy nhiên, những ngân hàng thành viên đều huy động vượt mức đồng thuận. Ông thấy gì từ điều này?
- Theo tôi, yếu tố đồng thuận ở đây có tính chính trị, mà lãi suất thì phải theo thị trường, theo💜 cung cầu về vốn. Đồng thuận có hiệu quả phải dựa trên cơ sở kinh tế chứ áp lực hành chính sẽ không thể giải quyết được🃏. Nếu mức thị trường chấp nhận cao hơn 12% thì các ngân hàng sẽ biến tướng để có lãi suất cao hơn thông qua khuyến mại lãi suất, tặng quà, tiền… Điều này sẽ là méo mó lãi suất.
Thà mình công nhận lãi suất thị trường, rồi tìm ra những điểm không hợp lý để điều chỉnh còn tốt hơn để thị trường lãi s🎃uất ngầm chi phối hoạt động của các nhà băng. Ở đây, nếu muốn ổn định thì phải công nhận yếu tố thị trường chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính hoặc yếu tố đồng thuận có tính chính trị được.
Muốn ổn định thực sự, lãi suất phải mang tính thị trường. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
- Tại các ngân hàng, khách hàng đến gửi tiền phải thỏa thuận về lãi suất tiền gửi mới được lãi suất cao, còn nếu không hỏi thì phải theo biểu lãi suất được công bố chính thức với mức thấp hơn. Theo ông, điều này có thể đem lại những hậu quả gì?
- Đây là sự méo mó của thị trường do những can thiệp mang tính chính trị gây ra. Việc không công khai, minh bạch về lãi suất sẽ tạo ra tiêu cực trong các ngân hàng. Mức lãi suất huy động và cho vay nếu không rõ ràng thì phần ch🐟ênh lệch so với lãi suất công bố chưa chắc đã chảy vào túi ngân hàng mà có thể vào cá nhân. Điều này tạo ra những rủi ro về mặt đạo đức trong kinh doanh ngân hàng và rất nguy hiểm.
- Hiện nay lãi suất cho vay trên thị trường đã lên gần 20% một năm đối với vay tiêu dùng và 17% đối với vay sản xuất kinh doanh. Theo ông mức lãi suất này có quá cao khi cân đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát?
- Chính phủ đã có định hướng về ưu tiên ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu. Vì thế, việc để lãi suất trên thị trường tăng giúp ngăn ngừa nguy cơ lạm phát là cần thiết. Tuy nhiên, khi mặt bằng mới đã hình thành thì cần tìm trong đó những yếꦐu tố chưa hợp lý để ngăn không cho lãi suất tăng quá mức, bóp nghẹt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, các doanh ngh🌳iệp chỉ có thể làm ra lợi nhuận bình quân khoảng 20%, nếu lãi suất cho vay ở mức 17% đã là cao. Còn nếu để lãi vay tiếp tục tăng nữa thì doanh nghiệp sẽ ♚không chịu đựng nổi. Trên thực tế, nếu để lãi suất tăng quá mức thì nó sẽ tác động mạnh đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp và có thể tạo ra áp lực lạm phát mới.
- Nhưng lãi suất cao sẽ giúp sàng lọc bớt các dự án không hiệu quả của doanh nghiệp và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng... điều này sẽ ngăn không cho lạm phát tăng cao?
- Cái đó cũng đúng nhưng ꦫphải thấy được một vấn đề khác. Khi doanh nghiệp họ cần vốn, nhiều khi họ chấp nhận cả mức lãi suất cao dù có thể bị lỗ. Điều này cũng giống như việc uống mộ💫t liều thuốc không tốt nhưng vẫn phải làm và sẽ rất có hại về sau này. Cũng vì thế, lãi suất có thể tăng nhưng cần xác định một mức hợp lý chứ không thể để tăng tùy ý được.
Trong việc kiểm soát thị trường không để lãi suất tăng cao vô lý, vai trò của Ngân hàng Nhà nước là rất quan trọng. Nếu như cơ quan quản lý ngành ngân hàng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường tiền♓ tệ thì nhưng 'cơn sốt' lãi suất q🍌uá nóng sẽ không xảy ra, thị trường sẽ có một mặt bằng lãi suất hợp lý hơn.
Hoàng Ly